CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÀM BÔNG

Để có được mùa vụ bội thu, đạt năng suất chất lượng thì quá trình làm bông cần được chú trọng thực hiện đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn.

Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm bông sẽ giúp bà con nông dân hiểu được những chất dinh dưỡng cần thiết theo các bước thực hiện canh tác để đạt được tỷ lệ ra hoa và đậu trái cao.

Mời bà con nông dân cùng Tanixa tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm bông qua bài viết sau.

1. Sức cây, tuổi cây

  • Sức cây

Sức cây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình làm bông, ra hoa của cây. Nếu cây bị suy triệt, còi cọc, mất sức sau mùa thu hoạch trước thì cây cần có thời gian để hồi phục trạng thái.

Khi cây mất sức, còi cọc, bộ lá của cây sẽ bị vàng, cháy, cây dễ bị nấm hoặc côn trùng tấn công vì không có sức chống chịu. Khi bộ lá cây không dày, xanh, khoẻ thì tỷ lệ C/N trong cây thấp, đây chính là lý do cây sẽ không đủ điều kiện để ra bông.

Sức cây cũng ảnh hưởng đến quá trình đậu bông, đậu trái và giữ trái khi cây mang trái.

  • Tuổi cây

Sự hình thành và ra hoa là dấu hiệu của việc cây chuyển từ giai đoạn sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản.

Khi cây đạt sự sinh trưởng sinh dưỡng nhất định thì mới chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Hoa xoài
Hoa xoài

Ví dụ:

  • Cây chuối 1 năm ra hoa.
  • Cây mít 2 năm ra hoa
  • Cây sầu riêng 5 năm ra hoa
  • Cây chanh 2 năm ra hoa

2. Bộ lá của cây

Lá là bộ phận quan trọng sản xuất ra carbohydrate cấp thiết cho chồi hoàn thiện sinh trưởng và phân hóa mầm hoa.

Trong môi trường tự nhiên, lá già có nhiều diệp lục, hiệu suất quang hợp là cao nhất cho cây.

Làm già lá giúp tăng cường quang hợp, tăng tích lũy carbohydrate, tăng tỷ lệ C/N và làm giảm hàm lượng gibberellin (GA) nội sinh trong cây.

Để làm già lá, bà con nông dân cần bón phân lân hàm lượng cao bằng các cách như sau:

  • Bón lân nung chảy tan chậm ở gốc
  • Dùng các sản phẩm Tanixa MKP, Tanixa 10-50-10, Tanixa Protek Max chứa lân hữu hiệu hấp thu nhanh để bón lá

P2O5 (kg/ha)

Lượng hoa trên cây

0

25

20

26.33

40

27.33

60

32

80

42

100

41.33

120

40.66

Lưu ý:

  • Để già lá nhanh, sử dụng tỷ lệ 1kg (MKP, 10-50-10, 10-60-10) + 200-250ml Tanixa Protek Max/ 200 lít nước thì hiệu quả làm bông là tốt nhất.
  • Để già lá và dày lá nhanh có thể sử dụng 1kg (MKP, 10-50-10, 10-60-10) + 200-250ml Silka Max 2/ 200 lít nước

CÁCH LÀM BÔNG CÂY SẦU RIÊNG NĂNG SUẤT CAO, KHÔNG SỢ MƯA

3. Yếu tố stress

Khi cây trồng bị stress sẽ gây ức chế quá trình phát triển của cây, khiến cây tăng cường tích lũy Carbohydrate, tăng tỉ lệ C/N. 

Việc tạo stress cho cây trồng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:

  • Tạo khô hạn

Bà con nông dân có thể tạo khô hạn cho cây bằng nhiều cách như: đậy màng phủ, khép bớt khí khổng lá, kéo mực nước mương, tạo rãnh thoát nước. Việc tạo khô hạn cho cây sẽ khiến tỷ lệ ra bông cao hơn.

  • Khắc cành

Khấc thân, khoanh cành làm giảm hoặc thậm chí làm ngừng sinh trưởng của cây cũng là một cách để thúc đẩy, kích thích sự ra hoa

  • Shock cây

(Chlorine Kali Clorat KClO3 – áp dụng trên nhãn – Kali clorate thời gian tối lưu ít nhất 11 tháng, tác hại cho đất như paclobutrazol)

4. Tỉ lệ hormone nội sinh (gibberellin, auxin, cytokinin)

Auxin là hormone nội sinh có thể thúc đẩy và ức chế sự khởi phát hoa.

Auxin được hình thành và tổng hợp chủ yếu ở ngọn và lá non, sau đó vận chuyển xuống rễ, kích thích sinh trưởng và tạo rễ. Sau đó, rễ phát triển tạo cytokinin và chuyển đến các bộ phận khác trên cây để thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào và tượng hoa.

Cơi đọt cây sầu riêng
Cơi đọt cây sầu riêng

Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, việc làm cơi, ra chồi trong quá trình làm bông rất quan trọng. Bởi cơi đọt sẽ tạo auxin, cytokinin nội sinh để thúc đẩy quá trình ra hoa và quyết định năng suất làm bông, đậu quả lúc sau.

5. Hàm lượng gibberellin

Chức năng của gibberellin (GA) là khống chế việc ra bông, ngăn cản sự khởi phát hoa của cây.

Trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, việc nở hoa có thể bị ngăn lại bởi sự có mặt của các hormone thực vật như GA3, GA4, GA7.

Trên thực tế, hàm lượng gibberellin trong chồi ở mùa nghịch cao hơn mùa thuận. 

Để ức chế gibberellin, bà con thường tưới gốc hoặc xịt lá các loại thuốc hoá học như Paclobutrazol, Uniconazole. Tuy nhiên, các loại thuốc hoá học này thường để lại những tác hại lâu dài như:

  • Paclobutrazol, Uniconazole tồn lưu rất lâu trong đất. Chúng có xu hướng lưu dẫn và tập trung trên cành và lá nhiều nhất. Làm ức chế sinh tổng hợp Gibberellin.
  • Do thời gian tồn lưu gây ảnh hưởng sức cây và chi phí phục hồi, chi phí canh tác.

Sản phẩm Chadot Max của Tanixa có tác dụng ức chế Gibberellin nhưng tác dụng nhanh, không gây ảnh hưởng lâu dài. Đồng thời Chadot Max làm tăng diệp lục cho cây từ đó làm tăng tỷ lệ C/N, khiến cây ra hoa.

6. Tỷ lệ C/N (carbohydrate trên nitrogen nội sinh)

Giảm bón đạm, làm già lá giúp tăng tỉ lệ C/N.

Để đạt được tỉ lệ ra hoa cao và năng suất cao, bà con nông dân cần tìm hiểu và bón lượng phân đạm thích hợp theo từng đặc điểm của loại cây trong vườn nhà mình dựa trên các tính chất của tuổi cây, đất trồng và mùa vụ.

Cập nhật lúc 10:09 - 24/11/2022
4.5/5 - (2 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề