Phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ
Để phân tích vai trò của phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ đối với cây trồng, đầu tiên chúng ta phải hiểu được định nghĩa thế nào là phân bón hữu cơ? Thế nào là phân bón vô cơ?
- Phân hữu cơ: là phân bón có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa – trung – vi lượng. Có nguồn gốc xuất phát từ các chất hữu cơ như được hình thành từ các loại phân và chất thải của động vật, phụ phế phẩm nông nghiệp, phế thải và rác thải trong quá trình sinh hoạt và từ các nhà máy chế biến thuỷ hải sản… Các hợp chất dinh dưỡng nằm ở dạng hợp chất hữu cơ.
- Phân vô cơ: được hiểu chính là phân hóa học, là các loại phân đơn được sản xuất dựa trên cơ sở phản ứng hoá học. Ví dụ như phân đạm, urê , phân lân, phân kali…
Hầu hết các loại cây trồng đều cần được bổ sung đầy đủ các nguyên tố đa-trung-vi lượng để cây phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Trong đó đa lượng gồm các loại đạm, lân, kali. Trung lượng gồm các nguyên tố canxi, silic,… Vi lượng gồm sắt, đồng, kẽm,… Mà trong phân hữu cơ có chứa đầy đủ 16 loại nguyên tố cần thiết cho cây trồng. Trong khi đó, phân vô cơ chỉ đáp ứng được một vài nguyên tố nhất định.
Hiện nay, rất nhiều bà con nhà nông nhận thấy được khía cạnh gây hại của phân hoá học nếu lạm dụng sử dụng chúng quá nhiều vào ruộng vườn như phân hoá học sẽ làm chai cứng đất, phá cấu trúc đất, giảm cả về mặt lý tính và hoá tính của đất. Thay vào đó, phân hữu cơ lại đem đến rất nhiều lợi ích cho đất như giúp đất ngày càng tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ nước và tăng độ mùn của đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất phát triển.
Vai trò của phân hữu cơ
Sau đây, chúng ta sẽ phân tích chi tiết những vai trò của phân hữu cơ khi sử dụng cho cây trồng
1. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
Trong phân bón hữu cơ có chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa-trung-vi lượng dưới dạng dễ dàng hấp thụ, giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh như N, P, K, Canxi, Silic, Kẽm, Sắt, Magie,…
Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ sẽ được phân giải từ từ theo thời gian để cung cấp cho cây trồng trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển, giúp cây được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài.
2. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
Chất mùn khi phân hữu cơ phân huỷ thành có chứa axit humic và axit fulvic. Đây là là hai loại axit hữu cơ kích thích sự phát triển của rễ cây, từ đó giúp rễ cây dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, axit hữu cơ còn giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây khi chúng được phun lên lá.
3. Tăng chất lượng nông sản
Sử dụng phân bón hữu cơ, nông sản thu được sẽ có chất lượng cao hơn, tốt hơn và không tồn dư các chất động hại cho người tiêu dùng như những nông sản sử dụng phân bón vô cơ.
Vì khi chế biến, các yếu tố độc hại trong nông sản bón phân hữu cơ sẽ được loại bỏ hoàn toàn, ngược lại, đối với các nông sản sử dụng phân bón vô cơ, các chất hoá học vẫn tồn thư trong thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đặc biệt, phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển khoẻ mạnh, nên bà con không cần sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật nữa.
4. Cải thiện môi trường đất
Trong quá trình phân giải, các chất hữu cơ sẽ từng ngày tích luỹ những hàm lượng dinh dưỡng vào trong đất dưới sự tác động của môi trường.
Ngoài ra, thành phần trong phân hữu cơ còn có các vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân hay các loại vi sinh vật cố định đạm,… Chính vì thế, dùng phân hữu cơ sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật hữu ích này phát triển, tạo nên một môi trường đất đa dạng, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và hạn chế các vi sinh vật có hại.
5. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ sẽ tạo ra chất mùn giúp cải thiện kết cấu đất bằng sự kết dính. Từ đó giúp đất ngày càng tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng và hạn chế việc đất bị xói mòn. Đồng thời tạo nên môi trường với điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
Bên cạnh đó, các chất hữu cơ được phân giải còn kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng tạo thành các phức hệ hữu cơ-khoáng giúp làm giảm sự xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất.
Tuy nhiên, đối với phân bón vô cơ, trong quá trình phân giải các gốc muối nitrat, clor, sunfat sẽ kết hợp với những ion tự do trong đất tạo thành axit làm cho đất bị chua, chai cứng đất, theo thời gian thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm nước.
6. Tiết kiệm nước tưới
Sử dụng phân bón hữu cơ trong thời gian dài giúp đất tơi xốp, cải tạo đất một cách hiệu quả, từ đó làm tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm của đất. Vì vậy, có thể giúp nhà nông hạn chế vấn đề tưới nước thường xuyên.
7. Không gây ô nhiễm môi trường
Các thành phần trong phân bón hữu cơ có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên một cách dễ dàng mà không tồn đọng lại bất cứ nguyên tố độc hại nào trong đất. Ngoài ra, phân bón hữu cơ còn làm tăng kết cấu của đất, từ đó biến đất thành một hệ thống lọc tự nhiên, lọc nước và các chất độc trong đất và nước, giúp bảo vệ môi trường và tạo nên một môi trường trong sạch, an toàn cho tự nhiên và con người.
8. Hạn chế sử dụng phân bón vô cơ
Tác hại của các loại phân bón hoá học – phân bón vô cơ ngày càng được thể hiện rõ ràng đối với môi trường tự nhiên, cây trồng và cả sức khoẻ con người. Chính vì vậy, phân bón hữu cơ ngày càng được ưu tiên sử dụng và thay thế dần vị trí của phân bón vô cơ trên thị trường.
Vai trò của phân bón vô cơ
Điểm mạnh nổi bật nhất của phân bón vô cơ chính là cung cấp cho cây trồng những nguồn dinh dưỡng thiết yếu như Lân, Đạm, Kali với tỉ lệ dưỡng chất rất cao, lại tan dễ dàng giúp cây nhanh chóng hấp thụ và phát triển mạnh mẽ.
Trong một số loại phân bón vô cơ có cả thành phần phân hỗn hợp, phức hợp và phân vi lượng.
Tác động của phân bón vô cơ đến với môi trường
Tuy cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cây trồng tăng năng suất mạnh mẹ và đẩy mạnh sản lượng mùa vụ nhưng phân bón vô cơ lại đem đến nhiều vấn đề nan giải trong nông nghiệp và cuộc sống. Hiện nay, người nông dân đã nhìn ra được nhiều mặt hạn chế của phân bón vô cơ như
- Tồn dư chất độc trong đất, cây trồng, nông sản gây hại đến sức khoẻ con người
- Bào mòn sức của cây khi thúc cây tăng sản lượng, không duy trì sức bền của cây
- Làm giảm độ pH đất, khiến đất chai cứng, nén dẽ, nhiễm độc và chua đất, phá vỡ kết cấu đất
- Làm mất cân bằng của hệ sinh thái, khiến cho cây trồng dễ bị tác động bởi dịch bệnh, côn trùng gây hại.
- Làm chết hệ vi sinh vật có lợi trong đất
- Làm tổn thương rễ, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng và nước
- Tăng khả năng nhiễm bệnh của cây