DÙNG RƠM RẠ CẢI TẠO ĐẤT TRONG VƯỜN

Rơm rạ sau những vụ mùa lúa thu hoạch, cứ nghĩ là phế phẩm nhưng thực tế lại có nhiều công dụng không ngờ. Ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, trở thành nguyên liệu làm nấm rơm, che phủ cho cây trồng, rơm rạ còn là nguồn phân bón hữu cơ vô cùng có lợi, dùng để cải tạo đất trong vườn. Trong bài viết sau đây, Tanixa mời bà con nhà nông cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong phân hữu cơ làm từ rơm rạ trong bài viết sau đây.

Sử dụng rơm rạ để cải tạo đất trong vườn là việc làm được nhiều bà con nhà nông ở khu vực miền tây nước ta chọn lựa suốt nhiều năm qua. Có thể nói, rơm rạ đã được chọn làm nguyên liệu phân bón không thể thiếu trong nhiều vụ mùa trồng hoa, cây ăn trái, cây rau màu,…

Dùng rơm rạ ủ gốc cây trồng
Dùng rơm rạ ủ gốc cây trồng

Theo nhận xét của đa số người sử dụng, rơm rạ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc ủ gốc cho cây trồng.

Có thể thấy, rơm rạ không hoàn toàn là một loại phế phẩm bỏ đi sau mỗi mùa vụ, thực tế rơm rạ chính là một giải pháp bền vững cần được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp một cách lâu dài để cải tạo đất vườn

Phytolith trong rơm rạ

Silic còn được tìm thấy một lượng đáng kể trong rơm rạ, tồn tại dưới dạng Phytolith.

Phytolith là một dạng cấu trúc độc đáo được hình thành bên trong thực vật thông qua quá trình lắng đọng nguyên tố silic (Si) trên thành tế bào.

Silic đã được các nhà khoa học công nhận là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thứ 17 và đóng vai trò thiết yếu đối với cây trồng và đất.

Qua phân tích của các nhà khoa học, trong rơm rạ có thể chứa từ 10-15% lượng Phytolith.

Khi hòa trộn rơm rạ vào đất, phần lớn phytolith sẽ hòa tan vào môi trường đất trong một thời gian ngắn và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về Silic của cây trồng.

Silic có khả năng tạo phức với Fe3+ và Al3+, giúp góp phần làm giảm độc tố do 2 nguyên tố này gây nên. Bên cạnh đó, Silic còn góp phần cải thiện độ pH đất và giúp hệ rễ cây phát triển mạnh mẽ.

Tận dụng rơm rạ để cải tạo đất
Tận dụng rơm rạ để cải tạo đất

Kali trong rơm rạ

Như được biết, mỗi năm Việt Nam đều phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón Kali cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong rơm rạ lại chưa một lượng Kali dồi dào.

Hiểu được vấn đề đó, ngày nay, bà con nhà nông cũng đã tận dụng rơm rạ và các loại tàn tro thực vật để cung cấp Kali cho cây trồng trong vườn.

Trên thực tế, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa hấp thụ một lượng lớn nguyên tố kali trong. Lượng kali mà cây lúa hấp thu được có thể được tích luỹ trong các mô bào ở phần thân và lá của cây. Vì vậy, sau  thu hoạch, lượng Kali sẽ tồn tại lượng lớn trong rơm rạ.

Rơm rạ không chỉ chứa lượng Kali mà còn có Nitơ, Photpho và một số nguyên tố khác

Một lợi thế quan trọng của rơm rạ là khả năng tạo mùn. Điều này xuất phát từ hàm lượng cellulose và lignin cao trong rơm rạ, đây cũng là hai thành phần quan trọng trong quá trình hình thành mùn trong đất.

Trong rơm rạ chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất
Trong rơm rạ chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất

Rơm rạ cũng là một môi trường chứa nhiều vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn Bacillus subtilis, được tìm thấy trong rơm rạ và cỏ khô.

Một ưu điểm khác của việc sử dụng rơm rạ là hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Thực tế đã chứng minh rằng việc sử dụng rơm rạ làm vật bảo vệ đất có thể ngăn chặn sự lan rộng của cỏ dại.

Từ những thông tin trên, ta có thể thấy rằng rơm rạ có nhiều ứng dụng khác nhau và không chỉ đơn thuần là một phế phẩm. Sử dụng rơm rạ mang lại hiệu quả lớn, góp phần cải thiện môi trường, không chỉ trong việc bảo vệ đất mà còn trong các mục đích khác.

Cập nhật lúc 9:23 - 22/06/2023
2/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề