NHẬN BIẾT BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH, KHÔ ĐẦU CUỐNG, RỤNG ĐỎ ĐÍT TRÊN CÂY CÓ MÚI

Bệnh vàng lá gân xanh là gì?

Bệnh vàng lá gân xanh là loại bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây có múi với những biểu hiện khác nhau theo từng loại cây cụ thể, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cây và chất lượng trái và sản lượng của mùa vụ.

Tên tiếng Anh: Huanglongbing (HLB)

Tên tiếng Việt:

 – Vàng lá gân xanh

 – Vàng bạc

 – Chết ngược

 – Khô cuống

 – Loan vàng 

 – Rụng đỏ đít

 – ….

Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá gân xanh

– Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Candidatus Liberibacter spp. Đây là vi khuẩn Gram âm, gây bệnh ở mạch nhựa của cây. Mạch nhựa đóng vai trò vận chuyển các sản phẩm của quá trình quang hợp (đường) từ lá đến các phần khác của cây (như hoa, quả, hạt). 

Có thể nói, bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter gây ra là một bệnh lây truyền qua mạch nhựa của cây có múi thông qua các tác nhân trung gian như

  •  Rầy có cánh (côn trùng chích hút)
  •  Bo ghép bố mẹ 
  •  Dụng cụ cắt tỉa

Nếu cây có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ không biểu hiện ra bên ngoài. Khi cây mắc bệnh, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-2 năm thì mới có thể quan sát được bệnh.

Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh

Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh thể hiện đơn lẻ trên từng bộ phận của cây

Thông thường, nếu bị bệnh nặng, cây sẽ có những biểu hiện trên lá như lá có màu vàng nhưng đường gân chính và gân phụ vẫn giữ màu xanh và nhỏ, quăn lá, dúm lá, túm lá. Khi chặt nhánh bị vàng lá, vết cắt đúng tiêu chuẩn và bôi Aliette vào thì một thời gian sau nhánh cây vẫn bị chết.

Ngoài ra, khi mắc bệnh, cây còn có biểu hiện bị chết ngược. Cây bị chết từ cành có lá vàng xuống thân rồi xuống chảng ba.

Bệnh làm giảm 50% năng suất, trái dễ bị rụng chín sớm, khô đầu cuống, khô đầu múi,…

Bệnh xảy ra: Chủ yếu xảy ra trên cây có múi

  • Chanh: lá vàng lá gân xanh, chết nhánh ngược
  • Cam: lá vàng lá gân xanh, chết nhánh ngược, khô đầu cuống, trái vú bò, khô đầu múi, lá vàng lá gân xanh, túm lá
  • Quýt: rụng đỏ đít, loan vàng
  • Bưởi: chết nhánh ngược, lá vàng lá gân xanh, túm lá

Bệnh ảnh hưởng đến tất cả các phần của cây như lá, cành và quả. Khi bệnh diễn ra sẽ khiến cả cây suy kiệt dần.

Triệu chứng ở lá

  • Các triệu chứng ở lá bao gồm có lốm đốm, gân vàng, gân biểu hiện lạ hay có những vùng xanh tách biệt
  • Gân vàng, gân lạ hay những vùng xanh tách biệt không phải là những triệu chứng đơn độc
  • Lá có lốm đốm là biểu hiện HLB ở là để chẩn đoán tốt nhất
  • Lá có lốm đốm: hoa văn trên lá màu vàng không giống nhau ở các mặt phải và trái của lá
  • Gân màu vàng có thể bị nhầm với các bệnh khác (như bệnh lở thân) hay bị tổn thương (như cành bị gãy hay bị thắt)

Triệu chứng ở quả

  • Quả có thể có hình dáng không cân, méo mó hoặc quả xanh nhỏ
  • Khi cắt dọc thì tâm quả bị lệch sang một bên
  • Quả có vị mặn và đắng hơn bình thường
  • Hạt bên trong quả có thể bị hư, bị thối
  • Cuống của quả bị nhuộm vàng
  • Trái bị khô múi, lệch múi
  • Trái bị loang vàng, chín sớm và rụng
  • Cuống bị khô đầu

Triệu chứng ở cây

  • Các chồi non màu vàng
  • Cành con chết ngược
  • Cây bị còi cọc
  • Đôi khi, cây ra bông ồ ạt vào mùa nghịch vụ tuy nhiên không đậu trái do chất lượng hạt phấn kém, hoặc đậu trái rồi trái rụng hàng loạt.
  • Cả cây chết dần

Cách nhận biết bệnh vàng lá gân xanh

Kiểm tra lá bằng bút

Phương pháp đơn giản để xác định nếu các hiện tượng như nhau trên hai phần của phiến lá. Chúng ta sẽ vẽ hai vòng tròn trên hai nửa đối diện của lá. Quan sát xem các phần có như nhau trên hai vòng tròn không? Nếu các phần khác nhau thì khả năng cây bị HLB nếu các vấn đề khác được loại trừ

Phương pháp iodine

Phương pháp phát hiện bệnh sơ bộ bằng cách dùng dung dịch iodine 2% (mua ở tiệm thuốc tây).

Bước 1: dùng dao lam sắc cắt 1 phần từ chiếc lá đã chọn. Lưu ý, không được cắt qua gân giữa mà cắt thành 1 phần như hình minh họa.

Bước 2: Nhúng phần lá đã cắt vào dùng dịch iodine đã chuẩn bị trong khoảng 1,5 – 2 phút

Bước 3: Lấy ra và rửa với nước sạch.

Bước 4: Kiểm tra mặt cắt về việc nhuộm đen và dùng kính lúp (nếu có) để hỗ trợ quan sát.
Kiểm tra lá bị bệnh bằng dung dịch iodine 2%

Lưu ý: Nhược điểm của phương pháp này chỉ quan sát rõ khi cây đã có triệu chứng

Biện pháp phòng trừ và điều trị bệnh vàng lá gân xanh

Các cách phòng bệnh thông thường

Cách 1: Kiểm soát đối tượng môi giới truyền bệnh

– Kiểm soát bọ mang mầm bệnh bằng cách phun thuốc diệt côn trùng chích hút

– Lưu ý: Luân phiên đổi thuốc

Cách 2: Vệ sinh kéo cắt, dụng cụ lao động

– Vệ sinh kéo cắt, dụng cụ lao động, khử khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh trên dụng cụ lao động trước khi dùng từ cây này sang cây khác để tránh tình trạng mang mầm bệnh từ cây có bệnh sang cây khoẻ.

Cách 3: Khử khuẩn khuẩn bo ghép.

Ngâm bo ghép vào Dung dịch Silver Max liều 5cc-10cc/lít ở 45 độ C trong vòng 15 phút nhằm đảm bảo cây giống sạch bệnh.

Các cách trị bệnh thông thường

Cách 1: Tiêm thuốc

Đây là cách trị bệnh đang được áp dụng ở một số vùng tuy nhiên cách này hiệu quả không duy trì lâu do ở một số khu vực cây mắc bệnh vàng lá gân xanh và rối loạn sinh lý kết hợp gây ra.

Lưu ý: 

  • Tiêm chỉ giúp giải quyết cây đỡ nhiễm bệnh
  • Tiêm trước khi làm bông, trái
  • Không giải quyết triệt để việc rụng trái, khô đầu cuống, rụng chín sớm
  • Sinh lý cây và mạch nhựa không được phục hồi hoàn toàn

Cách 2: Chữa trị mạch nhựa bằng cách tưới gốc và phun lá Vermi Max + Ligno Max định kỳ

Liều dùng: 0,5 lít Vermi Max + 0,5kg Ligno Max/200 lít nước

 

Cách 3: Tiêm kết hợp với chữa trị mạch nhựa bằng Vermi Max + Ligno Max

Liều dùng: 0,5 lít Vermi Max + 0,5kg Ligno Max/200 lít nước

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao

Liên hệ giá - 038 859 5788

Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH

Tiêm Tiêm kết hợp với
Vermi Max + Ligno Max
Không chữa trị
– Vỏ tế bào hình thành, tuy nhiên không hình thành các bào quan

– Do đó, cây phục hồi rất chậm, yếu, chức năng nuôi trái không phục hồi

– Bào quang tế bào hình thành đầy đủ, rõ ràng.

– Vỏ tế bào dày

– Mầm bệnh, vi khuẩn gây tổn thương mạch nhựa, làm tế bào bị thủng
Cập nhật lúc 14:15 - 13/06/2023
5/5 - (3 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề