Bệnh phấn trắng là gì

Bệnh phấn trắng là bệnh thường xuyên xuất hiện phổ biến trên các loại cây trồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ và chất lượng năng suất của cây trồng. Vậy bệnh phấn trắng là bệnh gì và cách xử lý và phòng bệnh như thế nào thì kính mời quý bà con cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh phấn trắng là gì?

Bệnh phấn trắng là bệnh loại nấm ký sinh có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum, đây là loại nấm ký sinh và chuyên hút chất dinh dưỡng trên bề mặt lá.

Bệnh thường tồn tại quanh năm và sống ký sinh trên các họ bầu bí, dây leo hoặc các loại cây trồng, cỏ dại và lây lan chủ yếu qua gió và không khí khi tiếp xúc với cây bệnh.

Biểu hiện của bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở giai đoạn cây non với các đốm nhỏ li ti mất màu xanh và chuyển dần sang vàng sau đó bà con sẽ thấy xuất hiện một lớp phấn trắng như bột bao phủ trên gấn lá và phiến lá. Những lá bị bệnh sẽ dần khô lại và rụng đi. Ngoài xuất hiện ở lá, bệnh phấn trắng còn xuất hiện ở thân, cành, lá, hoa, quả và làm cây còi cọc không phát triển; những bị nặng cây có thể dẫn đến chết. Trong điều kiện độ ẩm không khí càng cao thì càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử nấm phát sinh và lây lan mạnh hơn.

Bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Cây hoa hồng cũng là một trong những cây thường bị nhiễm bệnh phấn trắng. Kho mắc bệnh trên lá, chồi non và ngọn cây hoa hồng thường xuất hiện các lớp phấn trắng. Lớp phấn này gây ảnh hưởng đến thân, cành, nụ hoa làm hoa không nở, ít nụ và gây chết cây trong trường hợp nặng.

Khi bị bệnh phấn trắng cây hoa hồng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như cây bị phủ một lớp bột trắng bên ngoài, hoa, lá, ngon co lại, khô và không phát triển được nữa, cây còi cọc.

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, nhiệt độ từ 20-25 độ C, có nhiều sương mù là lúc bệnh phấn trắng xuất hiện trên lá cao su.

Giai đoạn đầu, lá cây mới bị bệnh có màu nâu và xanh nhạt, lá non nhiễm bệnh nặng có thể rung hoặc để lại các vết tích của bệnh, kiểu loang lổ màu nâu.

Sau từ 6 đến 10 ngày bệnh, xuất hiện lớp phấn trắng ở 2 mặt lá, nhưng chủ yếu là mặt trên của lá, lá dần rụng còn lại cuống. Những lá không bị rụng thì biến dạng và chuyển màu vàng nhạt.

Bệnh phấn trắng trên cây chanh dây

Bệnh phân trắng trên chanh dây là loại bệnh thường gây hại trực tiếp đến lá và trái chanh dây. Bệnh phấn trắng trên chanh dây gây xoăn vàng lá thể khảm, quả bị dị dạng, bao phủ một lớp hạt phấn trắng trên quả. Khi mắc bệnh lá chanh dây sẽ bị quắn quéo và chồi non không thể phát triển được, trái thì bị sần sùi biến dạng gây ảnh hưởng rất lớn sự sinh trưởng, phát triển của cây và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.

Một khi bị nhiễm bệnh, chúng sẽ lây lan rất nhanh từ nhánh này sang nhánh khác, từ cây này sang cây khác do sự chích hút của các loại côn trùng, sâu hại như bọ trĩ, rệp sáp, ruồi vàng, rầy,…

Bệnh phấn trắng trên bầu bí

Bệnh phấn trắng trên bầu bí thường xuất hiện và phá hoại ngay trong thời kỳ cây con, chúng gây bệnh trên thân, lá, cành. Khi cây bị nhiễm bệnh, bà con sẽ thấy xuất hiện lớp phấn trắng và chuyển màu xám với các đốm nhỏ màu đen gây vàng, khô dẫn đến rụng lá, khô dây. Cây bị nhiễm bệnh sẽ cho năng suất thấp, chất lượng trái kém.

Trong điều kiện thời tiết có nhiều độ ẩm cao sẽ là cơ hội để bệnh dễ dàng lây lan và phát triển mạnh.

Biện pháp phòng ngừa và khắc phục bệnh phấn trắng

Để khắc phục và phòng ngừa cây bị nhiễm bệnh phấn trắng, bà con nên thường xuyên dọn sạch cỏ, làm thông thoáng vườn để hạn chế lây lan nguồn bệnh.

Sau khi thu dọn thì tiến hành tiêu huỷ cách xa nơi trồng.

Bà con nên thường xuyên cắt tỉa cành để tạo sự thông thoáng cho khu vườn tránh để vườn quá ẩm.

Tưới nước ướt đẫm nhưng tránh tình trạng không thoát nước dẫn đến ngập úng và tăng độ ẩm trong vườn dễ dẫn đến lây lan mầm bệnh nhanh chóng.

Trồng cây với mật độ thích hợp để tránh lây lan nhanh.

Lựa chọn giống tốt, khỏe có khả năng kháng bệnh.

Để khắc phục tình trạng bệnh phấn trắng bà con có thể sử dụng 1ml Tanixa Bio Que + 1ml Silver Max Gold/ 1 lít nước để tiêu diệt nấm bệnh, xua đuổi rầy, bọ trĩ, côn trùng chích hút. Sau phun 3 -5 ngày thì tiến hành phun Clear Max để rửa rửa vườn. (Lưu ý không dùng Clear Max cho rau màu)

Để phun phòng bệnh: Bà con sử dụng: 50ml Viruka Max/50 lít nước + thuốc rầy và phun lá định kỳ. Phun ngay từ đầu vụ khi cây chưa có biểu hiện của bệnh giúp xua đuổi rầy, bọ trĩ,…

Phân biệt bệnh phấn trắng với bệnh giả sương mai

Bệnh phấn trắng gây hại trên rất nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên nhiều bà con vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh phấn trắng và bệnh giả sương mai. Vì cả hai bệnh này đều có biểu hiện bên ngoài khá giống nhau.

Đối với bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum gây ra và có các biểu hiện giống như ban đầu mà Tanixa đã chia sẻ.

C:\Users\Admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\phan-biet-benh-phan-trang-va-benh-gia-suong-mai.jpg

Đối với bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra và chúng ta khi quan sát sẽ thấy mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường có một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám nên khá dễ nhầm với bệnh phấn trắng. Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ. Bệnh nặng trên lá sẽ hình thành những đốm màu nâu hoặc màu đỏ gây hại cho các mô tế bào trên lá và làm rách lá khiến lá bị biến dạng, cây khó phát triển và có thể dẫn đến khô và chết.

Còn đối với bệnh phấn trắng, khi cây bị nặng lớp nấm chết đi sẽ làm hoại tử lá cây.

Vừa rồi Tanixa đã gửi đến quý bà con một số thông tin cũng như biện pháp phòng trừ và xử lý bệnh phân trắng cũng như cách phân biệt bệnh phấn trắng để từ đó có các biện pháp xử lý hiệu quả. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.

Cập nhật lúc 15:59 - 24/01/2024
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề