Cam, chanh, quýt, bưởi,… là những loại cây ăn trái có múi được ưa chuộng và sử dụng nhiều ở nước ta, chính vì vậy diện tích trồng những loại cây có múi ở nước ta không hề nhỏ, mặc khác cây có múi mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân.
Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các loại cây có múi không tránh khỏi tình trạng bị các bệnh hại tấn công. Trong bài viết sau, Tanixa giới thiệu đến bà con nhà nông một số loại bệnh hại trên cây có múi và các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
1. Bệnh ghẻ lá
Bệnh ghẻ lá là tên gọi chung của các loại bệnh ghẻ trên cây có múi như ghẻ lồi, ghẻ lõm, ghẻ loét, ghẻ nhám,…
Hầu hết các loại bệnh ghẻ do nấm gây ra, chủ yếu là các loại nấm Elsinoe fawcetti, Phyllosticta citricarpa và khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri
Bệnh ghẻ hầu hết gây hại tập trung chủ yếu trên lá và trái của các loại cây có múi. Mỗi loại bệnh ghẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau nhưng nhìn chung ban đầu vết bệnh trên lá và trái sẽ là những chấm nhỏ màu nâu như mục ghẻ, sần sùi, lỗi lên hoặc lõm xuống.
Bào tử nấm bệnh thường lưu trú trên những cành và lá non bị nhiễm bệnh, nhờ các điều kiện thuận lợi, bào tử nấm sẽ di chuyển theo gió và nước để lây sang những cành cây khác.
Nấm bệnh ghẻ trên cây có múi thường phát triển mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao
Để phòng tránh bệnh ghẻ phát triển và tấn công trên các loại cây có múi, bà con nhà nông cần phun thuốc phòng bệnh định kỳ, đặc biệt phun thuốc phòng bệnh cho cả cây con trong vườn ươm. Thường xuyên cắt tỉa cành trong vườn để tránh tình trạng rậm rạp, tạo môi trường thông thoáng, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp cây cỏ và tàn dư thực vật.
Để điều trị dứt điểm bệnh ghẻ lá, bà con nhà nông có thể sử dụng sản phẩm Clear Max của Tanixa, phun trực tiếp lên vị trí nấm bệnh để tiêu diệt mầm bệnh gây hại.
Liều dùng:
- 1ml Clear Max + 1 ml Silver Max Gold /1 lít nước , phun trực tiếp lên vị trí bị nấm bệnh.
Hoặc 2 ml Tanixa Bio Que/1 lít nước, phun ướt đều trái và lá.
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
2. Bệnh tàn lụi (Tristeza)
Bệnh tàn lụi còn gọi là bệnh Tristeza do loại virus thuộc nhóm Closterovirus là tác nhân gây ra.
Côn trùng trung gian truyền bệnh tàn lụi là các loại rầy mềm như: rầy mềm nâu (Toxoptera aurantii Boyer), rầy mềm xanh (Aphis spiraecola Patch), rầy mềm Myzus persicae.
Tuy nhiên virus gây bệnh tàn lụi lại không truyền bệnh qua các vết thương cơ giới mà lại truyền bệnh qua giai đoạn nhân giống cây như ghép cành, chiết cành.
Triệu chứng bệnh tàn lụi trên cây có múi rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào cây ký chủ, loại cây, giống cây và do dòng virus nào gây bệnh. Một số biểu hiện bệnh tàn lụi đặc trưng trên cây có múi như
– Nếu bệnh nhẹ, phần gân lá sẽ dần trở thành gân trong, trên thân sẽ có vết lõm nhẹ.
– Đối với cam, cây sẽ bị vàng lá, lùn cây, lõm thân và khiến cây chết nhanh
– Đối với quýt, sẽ xuất hiện tình trạng trái quýt bị vàng đỏ đít, cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt nhưng bệnh tàn lụi gây hại chủ yếu lên trái khiến trái có kích thước nhỏ, vàng đỏ đít, sau đó vàng cả trái và làm rụng trái hàng loạt. Việc rụng trái hàng loạt khiến năng suất vườn giảm mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa vụ và kinh tế của người nông dân.
Khác với những loại bệnh thường gặp trên cây có múi, cây mắc bệnh tàn lụi thường bị nhiễm bệnh vào mùa nắng, tuy nhiên đến mùa mưa thì cây mới phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng bệnh đặc trưng.
Một số biện pháp phòng trừ và trị bệnh tàn lụi
– Phun thuốc phòng trừ côn trùng trung gian truyền bệnh định kỳ, như các loại thuốc tiêu diệt rầy, rệp
3. Bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây là tác nhân gây ra.
Bệnh được lan truyền do loại côn trùng có tên là rầy chổng cánh làm vector truyền bệnh. Trong quá trình hút nhựa của lá cây, loại côn trùng này sẽ để lại vi khuẩn gây bệnh trên cây. Sau đó, vi khuẩn này nhanh chóng di chuyển đến phần rễ của cây để sinh sản rồi phá hủy hệ thống rễ và lây sang những phần còn trên cây ký chủ, làm cho cây trở nên còi cọc, xấu xí và trái xanh, nhỏ, không đạt chất lượng khi bán ra thị trường.
Ngoài ra bệnh vàng lá gân xanh còn được lây qua các mắt ghép trên cây. Vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh làm cây bị rối loạn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây. Hầu hết các cây mắc bệnh vàng lá gân xanh sẽ chết trong vòng vài năm nếu không được chữa trị dứt điểm.
Khi các loại cây có múi mắc bệnh vàng lá gân xanh, bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu bệnh đặc trưng trên lá như phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn hơn, lá có màu vàng, gân chính và gân phụ của lá vẫn giữ được màu xanh, lá thường có xu hướng vươn thẳng đứng lên như tai thỏ.
Để phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên các loài cây có múi, bà con nhà nông cần lưu ý những điểm sau đây:
- Chọn cây giống khỏe, có nguồn gốc rõ ràng
- Phun thuốc phòng trừ sâu rầy, đặc biệt là rầy chổng cánh theo định kỳ để ngăn chặn khả năng lây truyền bệnh đặc biệt vào giai đoạn cây ra lá non, mùa xuân
- Trồng xen canh một số cây ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh
- Nuôi thả kiến vàng oecophylla smaragdina trong vườn hạn chế rầy chổng cánh vì loại kiến vàng này là thiên địch của rầy chổng cánh
- Loại bỏ và tiêu huỷ những cành, những cây mang bệnh
- Vệ sinh, khử trùng dụng làm vườn sạch sẽ
- Chữa trị mạch nhựa
Bà con có thể chữa trị mạch nhựa bằng cách tưới gốc và phun lá Vermi Max + Ligno Max định kỳ để điều trị dứt điểm bệnh vàng lá gân xanh với liều dùng:
- 0,5 lít Vermi Max + 0,5kg Ligno Max/200 lít nước
Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao
Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH
4. Bệnh thán thư
Bệnh thán thư trên cây có múi do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides gây ra
Khi nấm bệnh tấn công cây trồng, vết bệnh được biểu hiện trên hoa và trên trái. Trên cánh hoa sẽ xuất hiện những vết màu nâu cam, khi bệnh thán thư, hoa sẽ rụng nhiều, chỉ để lại cuống và đài hoa. Trên trái xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu vàng nhạt, càng về sau, vết bệnh càng lớn dần chuyển sang màu nâu đậm. Lúc này vết bệnh trên trái hơi lõm vào có khi bị nứt ra, ngoài ra trên vết bệnh còn có những vòng tròn đồng tâm chứa bào tử nấm màu đen.
Bệnh thán thư thường dễ phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đặc biệt vào giai đoạn khi cây bắt đầu ra hoa, càng về cuối mùa làm bông, bệnh càng phát triển mạnh mẽ. Đối với những vườn có đất trồng thiếu dinh dưỡng như thiếu canxi, magie hoặc đất quá khô hoặc quá úng cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh thán thư trên cây có múi phát triển
Để phòng tránh bệnh thán thư trên các loại cây có múi, bà con nhà nông cần lưu ý một số biện pháp canh tác sau
- Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra tình trạng phát triển của cây để sớm phát hiện mầm bệnh
- Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây trong vườn từ khi cây còn nhỏ để vườn cây thông thoáng, cây nhận được ánh nắng mặt trời đầy đủ
- Cắt bỏ và tiêu huỷ những cành, trái mang bệnh nhằm tiêu diệt triệt để nguồn bệnh
- Tưới nước và bón phân đầy đủ, hợp lý nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và có đủ sức đề kháng, kháng lại các mầm bệnh và sâu bệnh hại
- Đào rãnh thoát nước cho vườn để vườn luôn khô ráo, đặc biệt là mùa mưa, tránh tình trạng đọng nước trong vườn vì môi trường ẩm thấp là điều kiện thích hợp để nấm bệnh phát triển
Hoặc bà con có thể sử dụng sản phẩm Clear Max của Tanixa với liều dùng 500ml/ 500 – 600 lít nước để điều trị dứt điểm nấm bệnh trên cây hoặc Tanixa Bio Que với liều dùng 500 ml/300-400 lít nước.
Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
5. Bệnh chảy gôm thối rễ
Tác nhân gây bệnh chảy gôm, thối rễ chủ yếu do 2 loại nấm chính gây ra là Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica.
Đây là loại bệnh hại mà vết bệnh thường xuất hiện ở phần cổ rễ, phần gốc và những vị trí ghép trên thân cây. Khi nấm bệnh xâm nhập vào thân cây sẽ tạo ra những vết bệnh là vết thối trên vỏ màu nâu, có chảy nhựa vàng sau đó nhựa khô lại thành màu nâu.
Bệnh thường làm thối rễ chính của cây bằng cách xâm nhập vào rễ qua các vết thương hở. Phần vỏ ở dưới gốc cây cũng bị úng nước và thối màu nâu thành những hình dạng bất định, sau đó khô lại rồi nứt ra, chảy mủ rất hôi. Những cây có múi mang bệnh chảy gôm thối rễ thường có rất ít rễ mảnh, rễ thường ngắn và vỏ rễ bị thối rất dễ tuột ra.
Về phần lá, khi bệnh diễn ra, lá cây sẽ bị vàng, đặc biệt là phần gân lá, sau đó lá sẽ rụng, chồi non bị xoăn, cành sẽ dần khô lại rồi chết. Phần trái sẽ bị thối màu nâu đặc biệt là những trái gần mặt đất.
Chúng ta có thể thấy, bệnh chảy gôm thối rễ là loại bệnh rất nguy hiểm và có khả năng gây hại nghiêm trọng trên các loại cây có múi, chính vì thế, bà con nhà nông cần thường xuyên thăm vườn, kiểm tra tình trạng mầm bệnh trên cây để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp phòng trừ, trị bệnh phù hợp và kịp lúc.
Bào tử nấm Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica có thể tồn tại sẵn trong đất và có khả năng lây lan rất nhanh sang những cây khác
Nấm bệnh gây hại thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Những khu vườn có phần đất trồng thường xuyên bị ướt và khả năng thoát nước kém trong, đặc biệt là trong mùa mưa và những vườn trồng cây ở mật độ dày đặc, ít được cắt tỉa và bón phân không đúng cách, không cân đối là những khu vườn có điều kiện rất thuận lợi để nấm bệnh phát triển.
Để phòng tránh bệnh chảy gôm thối rễ bà con cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cẩn trọng trong việc chọn cây giống, nên chọn những cây khoẻ, cây kháng bệnh
- Chọn gốc ghép kháng bệnh như cam 3 lá, cam chua, vết ghép phải cách mặt đất từ 30-50cm
- Vườn cần đào rãnh thoát nước tốt, không nên tụ nước ở gốc cây trong mùa mưa, tưới ẩm cho cây trong mùa khô.
- Trồng cây với mật độ thích hợp
- Thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa cành quá để vườn thông thoáng
- Tránh gây những vết thương cơ giới tại các vùng rễ và phần thân gần gốc trong quá trình chăm sóc và thu hoạch
- Dọn dẹp và tiêu huỷ tàn dư thực vật trong vườn tránh mầm bệnh lưu tồn.
- Nên sử dụng những loại phân có lân, kali, đạm và các chất trung vi lượng nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng, có khả năng chống chọi bệnh tốt.
Bà con có thể sử dụng sản phẩm Clear Max của Tanixa bằng cách quét trực tiếp Clear Max với liều đậm đặc hoặc pha loãng 2-3 lần kết hợp với Oliga Max Gold đậm đặc giúp vết bệnh nhanh liền da
Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu
6. Bệnh đốm đen
Tác nhân gây bệnh đốm đen là do nấm Diaporthe citri gây ra
Là một loại bệnh thường tấn công các loại cây có múi, bệnh đốm đen thường gây hại trên lá và trái của cây có múi.
Vết bệnh xuất hiện trên trái và lá là những chấm tròn nhỏ sau đó lớn dần ra với màu xám ở giữa, xung quanh có màu vàng nhạt. Khi tình trạng bệnh phát triển nặng hơn, các vết bệnh sẽ hoà vào nhau tạo thành mảng lớn, từ những vết bệnh này vỏ trái sẽ nổi sần lên và chảy ra chất dịch màu vàng nâu sau đó khô lại thành màu nâu. Nếu bệnh nặng sẽ làm vỏ trái chuyển sang màu vàng và trái bị rụng sớm hoặc chín sớm. Đối với trái già khi mắc bệnh đốm đen, thì vỏ trái sẽ bị cứng, ruột khô xốp khiến cho chất lượng trái bị giảm và gây thiệt hại nghiêm trọng cho chất lượng trái và mùa vụ.
Vết bệnh trên lá cũng tương tự như vết bệnh trên trái, trường hợp bệnh nặng sẽ khiến lá bị rụng sớm, cây trở nên xơ xác và còi cọc thiếu sức sống
Nấm bệnh tồn tại và sinh sản rất nhiều bào tử trên những nơi cây bị nhiễm bệnh sau đó phát tán nhanh sang các cây khác trong vườn qua đường gió hoặc nước mưa, nước tưới trong vườn. Đến khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bào tử nấm sẽ tấn công qua các phần non của cây và xâm nhập gây hại cho cây trồng.
Cũng như các loại bệnh hại có mầm bệnh từ nấm khuẩn khác, bệnh đốm đen cũng dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ nóng, độ ẩm cao, đặc biệt mùa mưa là giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất.
Để phòng tránh bệnh đốm đen phát sinh trong vườn, bà con nhà nông cần lưu ý một số biện pháp canh tác sau:
- Lên mô, đào rãnh thoát nước tốt cho vườn
- Tránh tình trạng ngập úng, đọng nước ở khu vực quanh gốc cây, đặc biệt vào mùa mưa
- Thường xuyên cắt tỉa cành trong vườn để tạo độ thông thoáng giữa các cây
- Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện nguồn bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời
- Cắt bỏ và tiêu huỷ những cành, những cây bị bệnh để triệt tiêu hẳn nguồn bệnh trong vườn
- Dọn dẹp và tiêu huỷ tàn dư thực vật trong vườn định kỳ, tạo độ thoáng cho gốc cây vào mùa mưa
- Không trồng cây ở mật độ quá dày
- Chọn cây giống khỏe, rõ nguồn gốc, sạch bệnh và kháng bệnh
Điều trị: 500 ml Tanixa Bio Que/ 300-400 lít nước, phun ướt đều lá và trái.
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.