Amino axit là gì?
Amino axit còn được biết đến với tên gọi khác chính là axit amin, là những hợp chất hữu cơ sinh học chứa nhóm chức axit cacboxylic (-COOH) và amin (-NH2), cùng với một mạch bên (side-chain) nhất định ở mỗi axit amin.
Trong amino axit có các nguyên tố chính như cacbon, hidro, oxy, nitơ. Ngoài ra trong amino axit còn có một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng amino axit.
Trên thực tế, có hơn 500 amino axit. Chúng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Mỗi loại amino axit có một tác dụng riêng, gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.
Vai trò và tác dụng của Amino axit đối với cây trồng
Đối với cây trồng, Amino axit đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào và là yếu tố cơ bản không thể thiếu của cơ thể sống.
1. Đối với sức khỏe của cây trồng
Amino axit có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cây trồng:
- Amino axit làm giảm tác hại của sâu bệnh ở cây trồng
Một số loại amino axit có chứa lưu huỳnh, giúp cây kháng côn trùng, sâu và bệnh hại hiệu quả. Ngoài ra, lưu huỳnh còn làm giảm tác động của ấu trùng và trứng của tuyến trùng giúp cây giảm rụng trái, hư trái do các bệnh từ virus gây ra.
- Amino axit cung cấp nhanh chóng lượng protein dễ hấp thu theo đúng tỷ lệ, vào đúng thời điểm cây trồng cần nhất. Từ đó tăng khả năng phát triển của cây trồng, đồng thời tăng khả năng phục hồi nếu cây bị bệnh hại, hư hại.
- Amino axit đẩy mạnh quá trình tạo chất lượng thương phẩm và tăng năng suất cây trồng.
- Amino axit giúp cây khỏe, không bị suy kiệt khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như khi hạn hán, nóng, lạnh.
- Một số loại amino axit có tác dụng giải độc cho cây trồng trước tác hại của các hoá chất và thuốc BVTV.
- Amino axit tạo diệp lục tố cho cây.
2. Thúc đẩy quá trình sinh và trao đổi chất
Amino axit là thành phần cấu tạo protein và enzyme cho cây trồng.
Amino axit được tổng hợp từ sự đồng hóa đạm, quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của cây và yếu tố môi trường.
Nếu bón trực tiếp amino axit vào cho cây sẽ giúp giảm được giai đoạn tự tổng hợp amino axit trong cây trồng đồng thời giúp cây tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ, và tăng chất lượng, năng suất mùa vụ.
Hiện nay, Amino axit đã dần được sử dụng phổ biến như các loại phân bón sinh học trên nhiều quốc gia trên thế giới.
3. Tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái
Amino axit giúp tăng sức sống và kéo dài thời gian sống của hạt phấn, từ đó làm tăng tỷ lệ đậu trái của cây trồng, đặc biệt đối với các cây thụ phấn tự nhiên như tiêu, cà phê,…
Một số loại amino axit có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa, đậu trái của cây:
L-Histidine | Giúp quả chín |
L-Pro lien | Tăng khả năng sinh sản của phấn hoa |
L-Lysine, L-Methionine, L-Glutamic axit | tăng sự nảy mầm của phấn hoa và độ dài của ống phấn |
L-Alanine, L-Valine, L-Leucine | Cải thiện chất lượng trái cây |
4. Là nguồn nitơ hữu cơ ổn định
Cây cần có nitơ để phát triển khỏe mạnh. Chúng ta thường dùng các loại phân bón có chứa amoni (NH4+) và Nitrat (NO3–) để cung cấp nitơ cho cây. Tuy nhiên, các chất hữu cơ amino axit lại là một nguồn cung cấp nitơ hữu cơ ổn định.
Nitơ được cung cấp từ nguồn amino axit ít bị rửa trôi và dính chặt trong đất lâu hơn các loại nitơ trong phân bón hoá học. Nitơ giúp tổng hợp amino axit và protein.
Tế bào có xu hướng phát triển vững chắc với hình dạng tự nhiên khi khi nitơ được cung cấp bởi các nguồn hữu cơ và nitrat cân bằng. Từ đó, cây sẽ khoẻ hơn, sức đề kháng cao hơn và chịu được stress và côn trùng chích hút tấn công.
5. Tăng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng kết hợp thuốc bảo vệ thực vật với amino axit cho hiệu quả rõ rệt. Amino axit giúp giữ lại thuốc trên bề mặt lá nhờ khả năng bám dính tốt ngay cả khi gặp mưa.
6. Tận dụng hết tác dụng của các nguyên tố vi lượng
Amino axit tận dụng hết tác dụng của các nguyên tố vi lượng. Amino axit liên kết tốt với các kim loại như sắt, kẽm, mangan giống như canxi & magie giúp cây hấp thu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đồng thời, amino axit làm tăng nhanh quá trình vận chuyển các chất từ rễ đến lá và đến các bộ phận khác.
Chức năng của một số loại amino axit nổi bật
Lysine | Cải thiện màu sắc hoa quả |
Aspartic axit | Tổng hợp DNA, RNA giúp cải thiện vị sản phẩm |
Valine | Gia tăng hương vị |
Leucine | Kích thích nảy mầm, ra lá, cải thiện màu sắc |
Glutamic axit | Kết hợp với Kali giúp kháng khuẩn |
Alanine | Cải thiện hương vị |
Histidine | Tăng hương vị và độ chua |
Phenylalanine | Tăng khả năng phòng bệnh, kháng khuẩn |
Glycine | Tăng vị ngọt, giúp cây khỏe mạnh cả trong thời tiết giá lạnh |
Serine | Vật chất cơ bản tạo nên vị của sản phẩm |
Arginine | Tăng mùi thơm, cải thiện màu sắc |
Threonine | Tăng khả năng đỗ quả |
Proline | Kích thích nở hoa và tăng hiệu quả thụ phấn |
Tyrosine | Hiệu quả phòng bệnh và miễn dịch |
Methionine | Tăng độ đường, kích thích quả chín |
Cystine | Tăng độ đường, kích thích phát triển |
Isoleucine | Hình thành diệp lục cho cây |
Vai trò của axit amin trong trồng trọt