Hiện nay, các loại cây trồng từ cây công nghiệp, cây ăn trái, cây rau màu đến cây lấy củ đều bị gây hại bởi tuyến trùng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất và chất lượng nông sản. Thế nhưng trên thực tế, không nhiều bà con nông dân hiểu rõ về loài sinh vật gây hại này.
Vậy tuyến trùng là gì? Chúng gây hại như thế nào lên cây trồng và đâu là giải pháp hiệu quả giúp bà con phòng ngừa và điều trị tuyến trùng hiệu quả?
Tuyến trùng là gì?
Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng nhỏ hơn 1mm, chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
Tuyến trùng đầu tiên được phát hiện vào năm 1745 bởi nhà khoa học F.Needham khi ông đang quan sát hạt lúa mì biến dạng dưới kính hiển vi và nhìn thấy những sinh vật như giun đang hoạt động ở những vị trí biến dạng của hạt lúa.
Đặc điểm của tuyến trùng
Tuyến trùng thực vật sống trong các mô tế bào cây trồng. Chúng chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to, tạo nên những nốt sần hoặc làm thối, nhũn rễ khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây suy giảm, từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và nghiêm trọng nhất là chết cây.
Tuyến trùng xuất hiện quanh năm và đặc biệt nhiều nhất vào mùa mưa.
Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm của đất, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ pH và oxy trong đất…
- Tuyến trùng không thể tồn tại trong đất khô nhưng lại có thể sống trong đất có độ ẩm 100%.
- Nếu rễ cây phát triển mạnh thì mật độ tuyến trùng càng cao và ngược lại.
- Đất có kết cấu sét nhiều thì tỉ lệ tuyến trùng ít hơn đất cát.
- Đất có pH thấp (đất chua) thì mật độ tuyến trùng sẽ nhiều.
Phân loại tuyến trùng
Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài và sống trong nhiều môi trường khác nhau. Đặc biệt, chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi. Tuyến trùng được phân loại dựa trên đặc điểm hình thái. Trong thời buổi công nghệ tiên tiến như hiện nay, người ta có thể định danh tuyến trùng dựa vào Sinh học phân tử.
Tuyến trùng trong nông nghiệp được chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại. Tuyến trùng có hại còn được biết đến là nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật.
Dựa vào phần miệng của tuyến trùng, người ta chia chúng thành 5 nhóm khác nhau:
- Bacterophagous – sử dụng vi khuẩn làm nguồn dinh dưỡng chính.
- Fungi Phagous – sử dụng nấm làm nguồn dinh dưỡng chính.
- Herviphagous (plant) – ký sinh trên thực vật để hút chất dinh dưỡng
- Predator – sử dụng chủ yếu là nguồn đạm động vật
- Omiphagous – tuyến trùng ăn tạp, có đời sống phức tạp và linh hoạt biến đổi kiểu dinh dưỡng
Hình thức sinh sản của tuyến trùng
Hầu hết các loại tuyến trùng đều đẻ trứng. Tuyến trùng cái có thể đẻ đến cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng. Đặc biệt, trứng của tuyến trùng có thể tồn tại từ 1 đến 2 năm trong môi trường bất lợi.
Giới tính của tuyến trùng khá phức tạp, chúng thường thể hiện rõ thành phần giới tính ở cuối giai đoạn tuyến trùng tuổi 3. Một số loài tuyến trùng tồn tại chủ yếu ở thể lưỡng tính.
Hình thức ký sinh của tuyến trùng
Dựa vào hình thức ký sinh, người ta chia tuyến trùng thực vật thành 3 nhóm
- Nội ký sinh: tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ, làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.
- Ngoại ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất hoặc nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ, làm rể bị hoại tử, thối nhũn.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất, gây ra những nốt sần cho rễ cây.
Dấu hiệu nhận biết cây bị tuyến trùng gây hại
Tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn dưới kính hiển vi. Trường hợp tuyến trùng gây nốt sần trên rễ cây có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thông qua những biểu hiện trên rễ như khối u sần. Tuy nhiên giai đoạn đào rễ lên để tìm hiểu nguyên nhân thì thường đã quá muộn.
Bà con nông dân có thể nhận biết cây trồng đang bị tuyến trùng tấn công, gây hại thông qua những biểu hiện trên cây như: cây héo, còi cọc, kém phát triển, thiếu sức sống, vàng lá, rụng lá sớm, chết mần,… bởi tuyến trùng gây cản trở khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
Tuyến trùng không gây chết cây trồng tuy nhiên những vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra sẽ là nơi tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cây dễ dàng hơn, từ đó khiến cây bệnh nặng hơn và thậm chí sẽ truyền những virus gây hại cho cây. Chính vì thế, có thể hiểu tuyến trùng là sinh vật gián tiếp truyền virus cho cây.
Biện pháp phòng ngừa
- Áp dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống cây tốt, sạch bệnh.
- Không dọn sạch hết cỏ trong vườn nhằm phân tán, giảm bớt lực lượng tuyến trùng tấn công vào cây trồng. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt ngọn cỏ tại vườn để giữ ẩm đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.
- Tiêu huỷ các cây bị bệnh đặc biệt là bộ rễ cây bệnh cần được dọn sạch bằng cách bỏ đốt hoặc bỏ vôi.
Biện pháp canh tác
- Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ khoai mục.
- Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng, có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm bệnh và xử lý kịp thời.
- Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh mà bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng…
- Cần kiểm tra pH đất định kỳ, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua.
Biện công nghệ sinh học Nano:
Đặc biệt để ngăn ngừa và điều trị tuyến trùng hiệu quả, mang đến chất lượng năng suất nông sản cao, không gây độc hại cho đất, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và người nông dân, bà con có thể kết hợp sử dụng 3 loại sản phẩm của Tanixa được nghiên cứu điều chế theo Giải pháp Công nghệ Sinh học Nano.
Liều dùng:
- Pha 1ml Clear Max + 1ml Oliga Max Gold/ 1 lít nước hoặc 1 ml Tanixa Bio Que 3.6EC + 1ml Oliga Max Gold/ 1 lít nước
- Phun gốc cây trồng để đạt được hiệu quả tốt nhất sau 3 ngày phun.
Lưu ý:
Sau 3 ngày phun thuốc, bà con nông dân cần kiểm tra độ pH đất tại khu vực cây trồng bị tuyến trùng gây hại, nâng pH lên 6. Sau khi cây trồng hết bệnh, cần phun kết hợp thêm sản phẩm Vermi Max, Ligno Max để cây ra rễ tơ, giúp cây hút chất dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.