BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Bệnh gỉ sắt hay còn gọi là bệnh rỉ sét trên cây cà phê là một loại bệnh hại hết sức khó lường và có mức độ gây hại nghiêm trọng đến cây cà phê. Bệnh gỉ sắt không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng trái cà phê trong mùa vụ mà còn là yếu tố quyết định sự sống còn của cả vườn cà phê. Vậy làm thế nào để bà con nhà nông phòng trừ và điều trị loại bệnh hại này một cách hiệu quả? Mời bà con cùng Tanixa tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tổng quan về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

– Tác nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là nấm Hemileia vastatrix B và Br.

– Hemileia vastatrix B và Br là loại nấm chuyên ký sinh trên cây cà phê gây ra bệnh gỉ sắt. Hiện nay, trong môi trường, người ta nghiên cứu thống kê được khoảng 32 chủng sinh lý của nấm Hemileia vastatrix B và Br có thể gây bệnh cho cây cà phê.

Bệnh gỉ sắt gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê
Bệnh gỉ sắt gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê

Điều kiện phát sinh & phát triển bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Cũng giống như các loại bệnh có tác nhân gây hại từ nấm khác, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với mức nhiệt độ từ 22-24 độ C và độ ẩm cao từ 80-90%.

Vào mùa khô, các bào tử nấm có thể ẩn mình lưu trú trên lá qua nhiều tháng sau đó vào mùa mưa thì bắt đầu nảy mầm, sinh trưởng, sinh sôi bệnh hại và lây sang các cây khác trong vườn.

Bào tử nấm thường di chuyển từ cây này sang cây khác giờ bay theo gió, nước mưa, nước tưới, lây qua côn trùng trung gian hoặc qua các hoạt động khi nông dân chăm sóc vườn cà phê như cắt tỉa cành, thu hoạch trái,..

Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cà phê

Khi cây cà phê bắt đầu nhiễm bệnh, mặt dưới lá sẽ xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu vàng nhạt, càng về sau vết đốm bệnh càng lớn dần với đường kính trung bình từ 2-3 mm. Trên mặt vết bệnh có phủ một lớp bào tử nấm bệnh dưới dạng bột phấn màu vàng cam.

Vết bệnh gỉ  sắt trên cây cà phê
Vết bệnh gỉ  sắt trên cây cà phê

Dần dần những bào tử nấm trên lá sẽ biến mất và để lại những vết bệnh màu nâu như bị cháy. 

Trên một lá có thể có nhiều vết đốm bệnh, khi phát triển mạnh, các đốm bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn.

Dần dần lá cà phê sẽ chuyển thành vàng và gây rụng hàng loạt, sau đó cành sẽ khô dần dẫn đến việc làm cây bị suy kiệt, xơ xác

Tác hại của bệnh gỉ sắt trên cà phê

Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê gây hại đến nhiều bộ phận trên cây như: lá, thân, trái.

Khi cây mắc bệnh lá cây sẽ bị rụng nhiều làm cho cây suy kiệt, mất sức, xơ xác và kém phát triển, khả năng đậu trái thấp từ đó làm giảm nghiêm trọng năng suất.

Trường hợp cây cà phê bị bệnh gỉ sắt nặng sẽ làm cây suy kiệt rồi chết khô.

Thời gian gần đây, bệnh gỉ sắt có dấu hiệu biến đổi và phát triển mạnh hơn, lây lan sang cây cà phê vối – một là loài cà phê vốn có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao

Bào tử nấm Hemileia vastatrix B và Br gây bệnh gỉ sắt
Bào tử nấm Hemileia vastatrix B và Br gây bệnh gỉ sắt

Cách phòng trừ và điều trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Để phòng trừ bệnh gỉ sắt, bà con nhà nông trồng cà phê cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác và cả biện pháp hoá học, sinh học khác nhau.

– Chọn cây giống khỏe, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao.

  • Đối với cà phê vối là các giống TR4, TR5, TR9, TRS1
  • Đối với cà phê chè là các giống TN1, TN2, TN3…TN10

– Ghép cải tạo các cây có sẵn bằng giống cà phê cao sản và kháng bệnh

– Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và nước

– Thường xuyên cắt, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển

Vết bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Vết bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

– Định kỳ dọn và tiêu huỷ các tàn dư thực vật trong vườn

– Tạo rãnh thoát nước và độ thông thoáng cho vườn cà phê, đặc biệt vào mùa mưa.

– Thường xuyên đi thăm và kiểm tra vườn để sớm phát hiện vết bệnh và có biện pháp trị bệnh kịp thời, hợp lý.

– Phun phòng bệnh vào đầu mùa mưa bằng các loại thuốc hóa học, thuốc sinh học, phun lặp lại nhiều lần để phòng bệnh tốt.

– Nên phun thuốc phòng và trị bệnh khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng

Cập nhật lúc 8:05 - 22/12/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề