Bệnh cháy lá trên dưa hấu

Thời tiết oi bức hoặc những khi mệt mỏi chỉ cần thưởng thức những miếng dưa hấu ngon ngọt, tươi mát chúng ta sẽ cảm thấy sảng khoái hẳn ra. Ngoài là một loại hoa quả hấp dẫn ra, dưa hấu còn có những tác dụng tích cực bất ngờ cho sức khỏe và có giá trị kinh tế cao nên được nhiều bà con nông dân canh tác.

Tuy nhiên dưa hấu cũng là giống cây dễ mắc bệnh trong đó bệnh cháy lá là loại bệnh mà dưa hấu thường xuyên mắc phải. Vậy bệnh cháy lá trên dưa hấu là bệnh gì thì Tanixa kính mời quý bà con cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh cháy lá trên dưa hấu là bệnh gì?

Bệnh cháy lá trên dưa hấu

Bệnh cháy lá trên dưa hấu là bệnh thường xuyên gặp phải do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzae gây ra. Ngay khi dưa hấu bị nhiễm bệnh ở lá sẽ xuất hiện các vết bệnh có màu vàng nhạt, thường xuất hiện ở mép hoặc chóp lá sau đó vết bệnh sẽ kéo dài theo gân lá và tạo thành các vết cháy khô chạy dọc theo gân hoặc bìa lá.

Chúng thường tấn công và gây bệnh cho cây dưa hấu ngay từ khi dưa hấu bắt đầu trổ bông kéo dài cho đến khi thu hoạch. Tác hại nghiêm trọng của bệnh cháy lá chính là làm giảm khả năng quang hợp của cây dưa hấu khiến cây không hấp thu được chất dinh dưỡng, khả năng quang hợp yếu và ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa hấu.

Biểu hiện vết bệnh ban đầu có màu vàng nhạt, thường xuất hiện ở mép hoặc chóp lá. Và sau đó vết bệnh kéo dài theo gân lá tạo thành các vết cháy khô dọc theo gân hoặc bìa lá. Cuối cùng là bệnh lan dần ra khắp phiến lá làm cho cả lá bị cháy khô.

Khi thấy 1 – 2 vết bệnh trên lá chân, bà con cần quan sát kỹ sẽ thấy trên mặt lá sẽ xuất hiện các vết bệnh ẩn những đường vân tròn đồng tâm hoặc mặt dưới vết bệnh màu xanh ướt nổi hạt lấm tấm như da gà và nếu thời điểm bệnh khi tiết trời nóng ẩm và có mưa nhiều thì chính xác đó là cháy lá ở dưa hấu.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá trên dưa hấu

Khi dưa hấu trồng được khoảng 20 ngày tuổi thì chỉ vài trận mưa lớn cây dưa hấu sẽ dễ dàng bị cháy lá. Biểu hiện lá chân đang xanh tốt thì xuất hiện những vết tròn màu nâu giữa lá, bìa lá cháy khô; khoảng 3 -4 ngày sau toàn bộ lá chân bị cháy, rụi dần.

Vậy tại sao cứ khi trời mưa là cây dưa hấu lại dễ bị cháy lá chắc hẳn cũng là câu hỏi của rất nhiều bà con nông dân. Tanixa sẽ cung cấp một số thông tin cho quý bà con về bệnh cháy lá trên dưa hấu khi thời điểm vào mùa mưa ở miền Nam có sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao và độ ẩm bị thưa cộng với việc cây chưa ra rễ tốt nên việc hấp thụ dinh dưỡng, nước tích luỹ trong thân dưa hấu chưa cao chính là cơ hội và điều kiện thuận lợi để các loại nấm bệnh, vi khuẩn tấn công và gây hại.

Khi phát hiện bệnh hại thì bà con cần lưu ý ngay lập tức tạm ngừng phun phân có chứa nhiều chất dinh dưỡng làm cây sung và phát triển tốt. Lí do là trong phân có chứa hàm lượng đạm cao và chất kích thích sinh trưởng. Điều này sẽ làm cho bệnh cháy lá trên dưa hấu càng trở nên nặng hơn.

Đặc biệt trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao thì bệnh cháy lá còn gây hại nặng trên các ruộng dưa trồng dày, ngập úng, khó thoát nước.

Ngoài gây hại trên lá, bệnh cháy lá ở dưa hấu còn gây hại trên thân, trái và gốc nhưng chủ yếu là tập trung ở rìa lá.

Trường hợp bệnh cháy lá xuất hiện trên trái non sẽ làm trái bị thối đen và nhũn ra. Đối với các tình trạng xuất hiện trên thân rễ cũng sẽ làm cây thối và chết đi.

Phương pháp xử lý bệnh cháy lá ở dưa hấu

Để xử lý sạch nguồn bệnh của vườn, bà con trước khi gieo trồng cần phải đảm bảo xử lý sạch nguồn bệnh trên đồng ruộng gieo trồng bằng biện pháp:

Xử lý đất: Dùng 2ml Clear Max/1 lít nước.

Xử lý nấm bệnh: bà con sử dụng 1ml Tanixa Bio Que + 1ml Silver Max Gold/1 lít nước .

Một số bệnh thường gặp trên dưa hấu

Ngoài bệnh cháy lá thì dưa hấu còn thường gặp phải các bệnh như bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium oxysporium gây ra. Loại nấm này tồn tại trong đất và gây bệnh dưa hấu khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, đất bị ngập úng, độ ẩm cao, rễ có vết thương do tuyến trùng hay côn trùng cắn phá sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Bệnh thán thư trên dưa hấu cũng là một loại bệnh phổ biến do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra và chúng thường xuất hiện ở bất kì giai đoạn của cây nhưng phát triển mạnh nhất là giai đoạn ra hoa và bắt đầu cho trái.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa hấu là một bệnh do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra. Nấm bệnh thường tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh sau đó tiếp tục lây lan bằng các bào tử nấm trong thời tiết nóng và mưa nhiều chính là điều kiện để loại nấm bệnh này sinh trưởng và phát triển.

Vừa rồi là một số tin về bệnh cháy lá trên dưa hấu mà Tanixa đã gửi đến quý bà con nông dân mong rằng sau bài viết này sẽ giúp cho bà con có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp vườn dưa của mình phòng tránh bệnh cháy lá trên dưa hấu hiệu quả.

Cập nhật lúc 9:34 - 02/10/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề