BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI TRONG RUỘNG LÚA

Tuy không gây hại trực tiếp đến cây lúa nhưng cỏ dại là nguyên nhân chính khiến cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Vì tính chống chịu cao và sinh trưởng mạnh của cỏ dại nên cỏ dại canh tranh rất mạnh về mặt dinh dưỡng, nước và ánh nắng với cây lúa trên cùng đồng ruộng. Chính vì vậy, bà con nhà nông cần có biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa một cách hợp lý và khoa học, để tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao trong mùa vụ.

NHẬN BIẾT CỎ DẠI Ở RUỘNG LÚA

Trước khi bắt đầu các biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về nhận viết các loại cỏ dại trên ruộng lúa

1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng

Dựa theo chu kỳ sinh trưởng, có thể chia cỏ dại thành hai nhóm: Cỏ hàng niên và cỏ đa niên.

– Cỏ hàng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời từ giai đoạn hạt đến lúc nảy mầm, trưởng thành và cho hạt trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Thông thường, những loại cỏ này sẽ chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời.

Cỏ đuôi phụng
Cỏ đuôi phụng

Ví dụ: cỏ chác, cỏ lác, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,…

– Cỏ đa niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Đây là loại cỏ rất khó tiêu diệt triệt để vì chúng có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, hoặc có bộ rễ, củ phát triển sâu dưới đất, khả năng sinh sản vô tính mạnh.

Ví dụ: cỏ cú, cỏ gấu, cỏ tranh,…

Cỏ tranh
Cỏ tranh

2. Phân loại theo hình thái

Dựa theo hình thái, chúng ta có thể chia cỏ dại thành 2 loại: Cỏ lá hẹp và cỏ lá rộng

– Cỏ lá hẹp còn được biết đến là cỏ một lá mầm. Nhìn chung, cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như là dạng lá hẹp, mặt lá có lông và dày, mọc xiên, thường có rễ chùm, rễ không ăn sau vào đất, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Ngoài ra, trong nhóm cỏ lá hẹp còn có một số loại cỏ có đặc tính khác như cỏ cói lác, loại này có lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.

Ví dụ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chác, cỏ cháo, cỏ lác vuông, cỏ lác hến, cỏ năng,…

Cỏ lồng vực
Cỏ lồng vực

– Cỏ lá rộng còn gọi là cỏ hai lá mầm. Loại cỏ này có những đặc tính nổi bật chung như lá rộng, lá nằm ngang, mỏng và mềm; thường là rễ cọc và rễ ăn sâu vào trong đất, đỉnh sinh trưởng lộ ra bên ngoài.

Ví dụ: cỏ vảy ốc, cỏ đồng tiền, cỏ xà bông, rau mác bao, rau mương, rau bợ,…

Rau mác bao
Rau mác bao

3. Phân loại theo đặc điểm thực vật

Dựa vào các đặc điểm thực vật chung của các loại cỏ thì có thể chia cỏ dại thành 3 nhóm:  nhóm cỏ lá rộng, nhóm cỏ hoà bản, nhóm cỏ chác lác.

– Nhóm cỏ lá rộng: có lá rộng, nằm ngang, mọc đối xứng, trên mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.

Ví dụ: cỏ vảy ốc, cỏ đồng tiền, cỏ xà bông, rau mác bao, rau mương, rau bợ,…

Cỏ vảy ốc
Cỏ vảy ốc

– Nhóm cỏ hoà bản: bản lá hẹp và dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân cỏ hoà bản thường là thân tròn và bọng ruột, lá mọc cách nhau, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm và ăn nông.

Ví dụ: Cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phụng, cỏ gà, cỏ cú, cỏ túc, cỏ chỉ,…

Cỏ gà
Cỏ gà

Ví dụ: cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ cú, cỏ gà, cỏ túc, cỏ chỉ,…

– Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng lá ngắn hơn cỏ hoà bản, thân đặc ruột và có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.

Ví dụ: Cỏ chác, cỏ lác rận, cỏ u du, cỏ lác hến, cỏ năng,…

Cỏ lác rận
Cỏ lác rận

KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA CỎ DẠI

Khi tỉ lệ cỏ mọc quá dày trong ruộng lúa sẽ xảy ra sự canh tranh lượng Carbonic trong không khí giữa cỏ và lúa, từ đó dẫn đến giảm khả năng quang hợp và tạo chất khô của lúa.

Điểm cạnh tranh nổi bật giữa cỏ và lúa chính là cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng, bởi cỏ có bộ rễ phát triển rất nhanh và khỏe mạnh, vì vậy nếu cỏ phát triển mạnh trong ruộng lúa sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lúa. Từ đó dẫn đến mùa vụ lúa cho năng suất thấp và chất lượng lúa kém.

Cỏ trên ruộng lúa
Cỏ trên ruộng lúa

Việc giảm năng suất mùa vụ sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nhà nông và vấn đề làm sạch cỏ trên ruộng lúa sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì bà con phải tốn công làm cỏ và diệt cỏ.

Bên cạnh đó, cỏ dại còn là nguồn ký chủ yêu thích của hầu hết các loại côn trùng, sâu bệnh hại lúa và là nơi trú ẩn và sinh sản tốt cho chuột đồng. 

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

1. Biện pháp canh tác

– Sử dụng giống lúa khoẻ, đạt chuẩn, giống đã xác nhận hoặc giống nguyên chủng nhằm hạn chế hạt mầm cỏ dại lẫn tạp.

– Ngâm ủ giống với Oliga Max Gold nhằm hạn chế chết cây con, hạn chế bệnh hại cho lúa về sau với liều dùng 50ml Oliga Max Gold/ 40kg lúa giống.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Kích rễ. Ức chế tuyến trùng. Ức chế nấm Phytopthora. Ngăn ngừa vàng lá thối rễ tái phát. Tăng hiệu quả thuốc rầy, nhện, bọ trĩ. Ngâm ủ giống.

– Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và trước khi sạ. Bà con cần thu dọn, tiêu huỷ tàn dư thực vật, rễ cỏ, củ rễ cỏ và gốc cỏ trên ruộng nhằm tiêu huỷ hạt mầm cỏ, bông cỏ, gốc cỏ.

– Tận dụng thời gian ruộng đồng trống sau khi thu hoạch, bơm nước vào ruộng để nhử cỏ và lúa cỏ mọc lên, sau đó tiến hành phun thuốc diệt cỏ và cày bừa trục kỹ rồi mới gieo sạ cho vụ mùa mới.

Nhổ cỏ tận gốc
Nhổ cỏ tận gốc

– Cày bừa làm đất kỹ để mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt.

– Bón lót thêm phân lân trộn với Vermi Max Ligno Max giai đoạn 7 ngày sau sạ giúp rễ mạ ra nhanh, phát triển khoẻ mạnh, hút chất dinh dưỡng tốt và lấn át được cỏ dại, chống chịu tốt kể cả khi có thời tiết bất lợi.

– Điều chỉnh lượng nước phù hợp ở giai đoạn sau khi sạ và duy trì chế độ mực nước trong ruộng phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của lúa nhằm mục đích ém sự phát triển của cỏ.

– Dùng công cụ chắn hạt cỏ, bông cỏ, mầm cỏ khi dẫn nước vào ruộng như các loại lưới nhuyễn.

– Gieo sạ với mật độ hợp lý nhằm thuận tiện trong việc quản lý cỏ dại trên ruộng.

– Dọn cỏ ven bờ ruộng, kinh mương định kỳ thường xuyên, cắt dọn và tiêu huỷ bông cỏ, cây cỏ non còn sót trên ruộng trước khi cây cỏ trưởng thành và kết hạt để tránh mầm cỏ rơi xuống ruộng và lưu tồn trong đất.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao

Liên hệ giá - 038 859 5788

Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH

2. Biện pháp hóa học

Phun thuốc diệt mầm sau 2-3 NSS

Lưu ý:

  • Phun kỹ cho thuốc phân bố đều bề mặt ruộng và để tiếp xúc với lá cỏ tốt.
  • Vô nước lúc 1-2 ngày sau phun , giữ nước để cỏ chết triệt để

Bà con có thể phun thuốc hoá học diệt cỏ và mầm cỏ trước khi sạ hoặc sau sạ từ 2-3 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm cỏ, hoa cỏ trong đất.

Qua đó, chúng ta có thể thấy, cỏ mọc nhiều trên ruộng lúa cạnh tranh sự hấp thụ chất dinh dưỡng, nước của lúa từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lúa và chất lượng mùa vụ. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu mỗi mùa vụ, bà con cần có những biện pháp phù hợp để dọn sách hạt cỏ, mầm cỏ, gốc rễ cỏ trên ruộng lúa.

Cập nhật lúc 10:26 - 21/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề