CÁCH TRỊ RẦY PHẤN TRẮNG HIỆU QUẢ TRÊN CÂY ỔI

Là loại cây ăn trái dễ trồng và được ưa chuộng trong tiêu dùng, ổi cho hiệu quả kinh tế cao và thường được mọi người trồng xen canh trong vườn. Chính vì thế, ổi thường bị các loài côn trùng tấn công như ruồi vàng, sâu đục quả,… trong đó, rầy phấn trắng là loại côn trùng gây hại thường xuyên tấn công cây ổi nhất.

Vậy làm cách nào để cây ổi trong vườn nhà bà con không bị rầy phấn trắng tấn công và gây hại nữa? Trong bài viết hôm nay, Tanixa chia sẻ đến quý bà con những biện pháp phòng ngừa và trị rầy phấn trắng trên cây ổi hiệu quả nhất.

Tổng quan và mức độ gây hại của rầy phấn trắng trên cây ổi

Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurodicus dispersus

Thuộc họ Aleyrodidae

Rầy phấn trắng trưởng thành có kích thước dài khoảng 1,5 – 2mm, có hai cặp cánh trắng, râu ngắn ở phần đầu và rầy non có những tua trắng phủ khắp cơ thể. Rầy non thường tiết ra những sợi sáp trắng phủ quanh cơ thể và tạo thành một lớp bông trắng ở mặt dưới của lá ổi.

Rầy phấn trắng gây hại cây ổi bằng cách chích hút nhựa cây, chủ yếu rầy trưởng thành và cả rầy non đều sẽ tập trung ở mặt dưới của lá. Ngoài ra, rầy phấn trắng còn bám trên các vị trí như lá non, đọt non hoặc trái non, đặc biệt trái non là nơi yêu thích nhất của chúng.

Việc rầy phấn trắng hút nhựa trên đọt, lá và trái sẽ khiến lá non và đọt non xoăn lại còn trái non khả năng cao rất dễ bị rụng. Trường hợp bị rầy phấn trắng tấn công nặng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hình dáng, chất lượng trái ổi.

Ngoài ra, chất thải của rầy phấn trắng chứa một lượng đường mật nhất định, tạo ra một môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển từ đó làm giảm diện tích quang hợp của lá và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ổi.

Rầy phấn trắng có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, ruồi ăn thịt, bọ cánh lưới, bọ rùa trắng, nấm ký sinh,… chính vì thế, bà con nhà nông có thể tạo điều kiện để các loại thiên địch của rầy phấn trắng phát triển trong vườn, nhằm giảm tỉ lệ sinh sản và phát triển của rầy phấn trắng.

Biện pháp phòng trừ rầy phấn trắng trên cây ổi

Vì tính chất gây hại khá nghiêm trọng của rầy phấn trắng lên chất lượng trái ổi và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sự phát triển của cây ổi, chính vì thế, bà con nhà nông cần có biện pháp phòng trừ rầy phấn trắng từ sớm.

Biện pháp canh tác

– Không trồng ổi với mật độ quá dày, cần có khoảng cách thoáng giữa 2 cây

– Thường xuyên cắt tỉa và tiêu huỷ cành bị sâu bệnh, chứa mầm bệnh

– Cắt tỉa cành già không còn khả năng cho trái và những cành nằm khuất phía bên trong tán lá nhằm tạo độ thông thoáng cho cây ổi

– Thường xuyên dọn sạch tàn dư thực vật, cỏ rác và lá cây mục tủ ở xung quanh gốc ổi, không tạo điều kiện cho kiến hôi làm tổ – loài kiến sống cộng sinh với rầy phấn trắng

– Phun nước có tia nước mạnh vào vị trí có nhiều rầy đeo bám nhằm rửa trôi bớt rầy trên cây ổi

– Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, nhất là giai đoạn cây ổi đang có đọt non, lá non, bông và trái

Biện pháp sinh học nano

Sử dụng chế phẩm sinh học công nghệ nano Tanixa Bio Feed để kiểm soát rầy phấn trắng một cách hiệu quả bằng nấm kí sinh kết hợp Tanxia Xudu Max gây ngán ăn, xua đuổi và triệt sản

Liều dùng: 1-2ml Bio Feed Tanixa + 1-2 ml Tanixa Xudu Max/ 1 lít nước, phun qua lá, định kì

Lưu ý:

  • Không phun chung với thuốc diệt nấm, khuẩn
  • Hiệu quả tốt nhất khi phun béc ngược ướt mặt dưới lá

Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh

Liên hệ giá - 038 859 5788

Ngăn ngừa bướm, nhện, rầy, bọ trĩ. Tăng hiệu lực thuốc.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, rầy phấn trắng không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng trái ổi và chất lượng nông sản cuối mùa vụ, mà rầy phấn trắng còn tấn công, bám nhiều vào lá và thân cây ổi, hút nhựa của cây và lá, khiến cây cằn cỗi, mất sức. Vì thế, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện nguồn bệnh, sự tồn tại của rầy phấn trắng trong vườn và có biện pháp phòng trừ, tiêu diệt kịp thời, hiệu quả.

Cập nhật lúc 10:27 - 21/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề