PHÒNG TRỪ VÀ TIÊU DIỆT SÂU XANH ĂN LÁ TRÊN CÂY RAU MÀU VÀ CÂY KIỂNG

Tổng quan về sâu xanh ăn lá

Sâu xanh ăn lá được biết đến là một loài sâu thường gây hại cho các loại rau củ quả, những loại cây thuộc họ bầu bí, dây leo như dưa hấu, dưa leo, khổ qua,… Và một số loài hoa kiểng. Tuy mức độ gây hại không quá nguy hiểm và không phát tán nhanh như các loài sâu khác tuy nhiên chúng có khả năng kháng thuốc khá cao và gây hại lên đọt non, trái non của cây trồng gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và làm giảm giá thành thương phẩm.

Tên tiếng Anh: Cucumber Moth

Tên khoa học: Diaphania indica (Saunders)

Họ: Ngài sáng (Pyralidae)

Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)

Đặc điểm hình thái sâu xanh ăn lá

Trứng: hình tròn, có kích thước nhỏ khoảng 0.5mm, màu trắng đục, trước khi nở trứng sẽ chuyển thành màu trắng ngà. Trứng được đẻ riêng lẻ hoặc thành từng cụm trên cả 2 mặt lá, nhất là tại khu vực đọt và trái non.

Sâu xanh non: có màu xanh nhạt hoặc xanh lá đậm với hai sọc trắng chạy dọc trên lưng. Ấu trùng sâu có 5 tuổi với 4 lần lột xác. Sâu phát triển lớn nhất với kích thước từ 20 – 25mm

Nhộng: có màu nâu nhạt khi mới hình thành sau đó vài ngày thì chuyển thành màu nâu đen.

Thành trùng (Bướm): là loài ngài có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12mm, sải cánh rộng từ 20 – 25mm. Ngài có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước và cánh ngoài của cánh trước, cánh ngoài của cánh sau. Cuối đốt bụng có chùm lông của cơ quan sinh sản màu vàng nâu.

Đặc điểm sinh học sâu xanh ăn lá

– Thời gian ủ trứng từ 4 – 5 ngày.

– Thời gian sâu xanh non phát triển từ 10 – 20 ngày.

– Thời gian nhộng: 6 – 7 ngày.

– Thời gian sống của bướm: 5 – 7 ngày.

– Một bướm cái có thể đẻ từ 150 – 200 trứng.

Khả năng gây hại sâu xanh ăn lá

– Sâu non thường sống ở đọt hoặc nằm dưới lá non.

– Sâu non thường cuốn đọt non hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong cắn phá.

– Sâu lớn sẽ cắn trụi cả lá, chồi ngọn của đọt non và ăn cả trái non làm cho trái bị thối và rụng.

– Mật độ sâu cao sẽ tấn công, ăn phá làm lá xơ xác, chỉ còn lại gân lá.

– Những lá bị sâu gây hại sẽ mất đi chất diệp lục, không thể quang hợp dẫn đến khô héo.

– Khi trái lớn, sâu thường ẩn ở mặt dưới của trái, chúng ăn phần da bên ngoài trái làm trái móp méo, bề mặt da bị loang lổ hoặc làm thối trái gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và giá thành thương phẩm.

Biện pháp phòng trừ sâu xanh ăn lá

Biện pháp canh tác

– Thu dọn, tiêu huỷ tàn dư của cây trồng sau khi thu hoach.

– Thường xuyên thăm đồng ruộng, để sớm phát hiện nguồn sâu bệnh hại.

– Tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho khu vườn để hạn chế sự phá hại của sâu.

– Với mật độ sâu xanh ít bà con có thể bắt giết sâu non và nhộng bằng tay.

– Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh giúp nâng cao sức đề kháng tổng thể của cây trồng

Biện pháp Công nghệ sinh học Nano

– Để ngăn ngừa bướm đến đẻ trứng trên đồng ruộng gây thiệt hại đến sự sinh trưởng cây trồng và năng suất mùa vụ, bà con nông dân cần phun thuốc ngăn ngừa từ sớm.

– Nhà nông có thể dùng kết hợp ba loại chế phẩm sinh học Tanixa Xudu Max, Tanixa Bio Btk, Tanixa Bio Feed được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ sinh học Nano của Tanixa để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Tanixa Xudu Max: Triệt sản côn trùng, hạn chế sinh sản, gây chết, ngăn ngừa bướm.
  • Tanixa Bio Btk: Gây ngộ độc sâu theo đường ăn.
  • Bio Feed Tanixa: Gây chết sâu theo đường nấm kí sinh.

Liều dùng:

  • 2ml Tanixa Xudu Max + 2ml Tanixa Bio BTK + 2ml Bio Feed Tanixa/1 lít nước
  • Phun định kỳ
  • Phun lá

Lưu ý: Phun định kỳ sẽ không có bướm, không có sâu.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Ngăn ngừa bướm, nhện, rầy, bọ trĩ. Tăng hiệu lực thuốc.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp sinh học trên sâu kháng. Độc tố đường ăn.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh

Cập nhật lúc 11:16 - 17/07/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề