Là loài côn trùng chích hút, rệp sáp bám trên nhiều vị trí bộ phận của cây, hút các chất dinh dưỡng trong dịch cây. Mặc dù tốc độ gây hại không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu ở mật độ cao, rệp sáp sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của cây, khiến cây còi cọc và gây những vết thâm trên quả, làm giảm giá trị thương phẩm, gián tiếp tác động đến kinh tế của nhà nông. Cùng Tanixa tìm hiểu về loài côn trùng này và cách phòng ngừa, điều trị chúng.
Rệp sáp là gì?
Rệp sáp ký sinh, gây hại trên hơn 70 họ cây khác nhau, từ cây công nghiệp, cây ăn ăn trái đặc biệt là các loại cây có múi, tiêu, cà phê,…
Tên khoa học: Planococcus citri
Họ: Pseudococcidae
Bộ: Homoptera
Phân bố
Rệp sáp Planococcus citri là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện gần như khắp các nước trồng cà phê.
Đặc điểm hình thái
– Trứng: Hình bầu dục, màu trắng trong, kích thước nhỏ khoảng 0,2mm được đẻ thành bọc, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ.
– Ấu trùng:
- Rệp sáp đực có 4 giai đoạn ấu trùng gọi là sâu non. Mỗi giai đoạn sâu non được phân biệt bởi sự thay lông. Khoảng 4 ngày vào sâu non tuổi hai, một vết đen phát triển trên cơ thể ấu trùng đực. Hai ngày sau, sâu non bắt đầu xe sợi thành một kén quanh cơ thể nó. Kén này được tiếp tục xe làm tăng mật độ sợi cho đến khi rệp sáp trưởng thành có cánh mọc lên sau hai lần thay lông.
- Rệp sáp cái có 3 giai đoạn ấu trùng. Rệp non mới nở có màu xám, sau lần lột xác thứ nhất thì chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ. Sau nở khoảng 7-10 ngày thì hình thành tua sáp dài ở đuôi, sau đó các tua khác dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có sáp bao phủ.
– Rệp sáp cái trưởng thành: Hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài 2,5 – 5mm, ngang 2 – 3mm. Toàn thân có phủ lớp sáp màu trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.
– Rệp sáp đực trưởng thành: Kích thước 0,7 – 1mm, màu vàng nhạt đến nâu đỏ, mắt kép màu đen, có cánh màu xám nhạt hơi phới xanh, cánh dài hơn cơ thể. Chân và râu màu xám nhạt, phía sau đuôi có tua sáp trắng dài quá đỉnh cánh trước.
Đặc điểm sinh học
– Rệp sáp có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính.
– Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng.
– Sống tập trung thành bầy ở rễ gốc cây, nách lá và quả để gây hại.
– Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ, một con cái đẻ khoảng 300 – 400 trứng, tỷ lệ nở của trứng khá cao khoảng 80% trở lên.
– Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 – 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngừng đẻ và chết là khoảng 20 – 30 ngày,
– Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm.
– Rệp sáp cái và rệp sáp đực có thời gian vòng đời khác nhau:
- Rệp sáp đực sống khoảng 27 ngày từ khi nở đến khi trưởng thành và chết.
- Rệp sáp cái sống khoảng 115 ngày.
- Giai đoạn từ trứng đến khi đẻ trứng biến thiên từ 20 – 44 ngày.
Khả năng gây hại
– Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây, chủ yếu là vùng rễ, tán lá và trái.
– Rệp sáp tấn công vùng rễ hút các chất dinh dưỡng trong dịch cây làm cho lá cây bị héo, vàng úa.
– Tại vị trí bị rệp sáp chích hút, cây rất dễ bị các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập gây nên những bệnh hại khác, khiến cây bệnh nặng và chết.
– Rệp sáp còn là vector truyền bệnh sưng chồi.
Biện pháp phòng trừ và tiêu diệt
Biện pháp canh tác
– Cải tạo đất, xới cày ải, phơi khô để những mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
– Thu gom, tiêu hủy cành cây, lá bị bệnh trước khi trồng cây mới.
– Không trồng xen kẽ với cây dễ bị rệp sáp tấn công.
– Sử dụng thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để xử lý rệp.
– Thường xuyên dọn dẹp, tỉa vườn thông thoáng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Biện pháp công nghệ sinh học Nano
Để phòng ngừa và ngăn chặn rệp sáp trở lại trên cây trồng một cách hiệu quả cũng như đem đến sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bà con nông dân, Tanixa đã nghiên cứu và sản xuất ra 2 sản phẩm theo công nghệ sinh học Nano
- Feed Max: diệt rệp sáp
- Tanixa Xudu Max: phá bỏ lớp sáp, giúp thuốc thấm mạnh hơn và xua đuổi côn trùng
Liều dùng:
- 1-2ml Feed Max + 1-2ml Tanixa Xudu Max/ 1 lít nước
- Phun lá, trái
- Hiệu quả: 2 ngày sau phun
Lưu ý: Phun định kỳ 2 – 3 lần