Mới xuất hiện vào những năm gần đây thế nhưng sâu keo đã trở thành nỗi ám ảnh của người nông dân khi sức phá hại mùa màng của chúng quá nghiêm trọng. Chúng lây lan rất nhanh và gây hại nặng đến các vùng bị xâm chiếm đặc biệt là những cánh đồng bắp. Nếu không phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời, sâu keo có thể tấn công và phá huỷ toàn bộ vụ mùa, khiến người nông dân mất trắng.
Sâu keo là gì?
Sâu keo hay còn gọi là Sâu keo mùa thu (Fall Armyworm) là một loài sâu đa thực, có phổ ký chủ rất rộng, gây hại trên 80 loài thực vật. Đặc biệt, chúng rất thích cắn phá và gây hại chủ yếu trên cây thuộc họ Hoà Thảo như bắp, lúa, kê, cao lương, mía, lúa miến. Ngoài ra chúng cũng đã được phát hiện tấn công, cắn phá gây hại trên cây đậu phộng, đậu nành, cà chua, rau cải, bông vải,…
Tên khoa học: Spodoptera frugiperda (J.E.Smith)
Họ: Bướm đêm Noctuidae.
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Phân bố
– Sâu keo mùa thu được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 7 năm 2018.
– Có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ.
– Hiện nay, sâu keo đã xuất hiện tại các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu. Trong đó, các nước Châu Á chịu sự gây hại nặng nề nhất như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
– Tháng 2 năm 2019, sâu keo mùa thu đã có mặt tại Việt Nam và gây hại cục bộ tại một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm để bà con nông dân nhận dạng sâu keo mùa thu là đầu có chữ Y ngược, màu vàng nâu, ở đốt bụng cuối có 4 chấm đen xếp thành hình vuông.
– Sâu trưởng thành: có chiều dài cơ thể 1,6 – 1,7 cm và sải cánh là 3,7 – 3,8 cm (Con cái dài hơn con đực).
– Trứng được đẻ thành bọc, mỗi bọc 150 – 200 trứng. Trứng có hình cầu, đường kính 0,4 – 0,75 mm, cao 0,3 mm, màu trắng ngà.
– Sâu mới nở (ấu trùng) có đầu đen
– Sâu tuổi 2 – 3, thân màu xanh lá, có sọc trắng điểm các đốm đen.
– Sâu tuổi 4 – 6, đầu màu nâu đỏ, có đốm trắng, thân nâu đậm xen xanh lá, có sọc trắng, nâu chạy xen kẻ dọc thân, trên thân có nhiều đốm đen, có gai lông.
– Giai đoạn tuổi 6, ấu trùng dài 3 – 4 cm.
– Nhộng hình bầu dục, có chiều dài 1,3 – 1,7 cm và có màu nâu đỏ sáng bóng.
– Thành trùng (bướm) dài khoảng 1,7 cm, sải cánh dài khoảng 3,8 cm, cánh trước màu xám nâu có đốm xám, cánh màng trong màu xám bạc có viền đậm ở rìa cánh.
Đặc điểm sinh học
– Sâu keo thuộc nhóm côn trùng có biến thái hoàn toàn.
– Trong điều kiện nóng ẩm, vòng đời sâu keo dài khoảng 30 – 35 ngày, sinh sản liên tục 4 – 6 lứa trong một năm.
– Ở môi trường nhiệt độ thấp, sâu sinh sản từ 1 – 2 lứa trong một năm.
Vòng đời gồm các giai đoạn:
Trứng:
– Được đẻ vào chiều tối ở mặt dưới lá, trứng đẻ thành từng ổ khoảng 100 – 200 trứng, xếp chặt thành 1 hoặc 2 lớp, được phủ ngoài một lớp tơ trắng lấy từ bụng dưới của bướm cái.
– Thời gian trứng nở sau 3 – 5 ngày.
Sâu non (ấu trùng):
– Có 6 tuổi, đôi khi 5 tuổi.
– Sâu tuổi 2 – 3, thân màu xanh lá, có sọc trắng điểm các đốm đen.
– Sâu tuổi 4 – 6, đầu màu nâu đỏ, có đốm trắng, thân nâu đậm xen xanh lá, có sọc trắng, nâu chạy xen kẻ dọc thân, trên thân có nhiều đốm đen, có gai lông.
– Giai đoạn tuổi 6, sâu dài 3 – 4 cm.
– Nếu mật số đông hay thiếu thức ăn, sâu có thể chuyển sang màu đen và ăn thịt lẫn nhau.
– Thời gian sâu non kéo dài khoảng 14 ngày trong mùa hè, 30 ngày nếu trời lạnh.
– Sâu có tính giả chết, cuộn tròn lại khi bị chạm phải.
– Gây hại chủ yếu vào chiều tối và có xu hướng di chuyển thành thành từng đàn tìm thức ăn.
Nhộng:
– Nhộng vùi sâu dưới đất khoảng 2 – 8 cm
– Thời gian nhộng kéo dài khoảng 8 – 9 ngày trong mùa hè, 20 – 30 ngày trong mùa đông.
Thành trùng (ngài/bướm):
– Thành trùng là bướm đêm, hoạt động mạnh về đêm khi thời tiết mát, ẩm.
– Bướm cái có thể đẻ đến 2.000 trứng, đây là lý do mà sâu keo có khả năng nhân nhanh số lượng.
– Bướm bắt đầu đẻ trứng sau 1 – 3 ngày vũ hoá nhưng thường đẻ trong giai đoạn sau 3-6 ngày vũ hoá.
– Thời gian bướm sống dài khoảng 10 ngày (đôi khi đến 21 ngày).
– Bướm có khả năng bay xa nhờ gió.
– Vòng đời sâu keo mùa thu từ 22 – 29 ngày.
Khả năng gây hại
– Sâu keo mùa thu gây hại bằng cách ăn lá, thân cây.
– Sâu non mới nở, cắn lá bên dưới, thoạt tiên cạp biểu bì, để lại màng mỏng, sâu ăn lá thành các lỗ nhỏ
– Sâu lớn ăn từ mép lá vào trong và ăn khuyết thành từng hàng dài trên phiến lá.
– Thông thường trên một cây, chỉ thấy có 1 hoặc 2 cá thể sâu do tập tính ăn thịt đồng loại khi sống gần nhau.
– Sâu tuổi 4 – 6, có sức ăn phá mạnh, chúng ăn phá để lại gân, lá, thân cây tơi tả, rách nát.
– Thiệt hại do sâu keo cắn lá khi cây còn nhỏ có thể được khắc phục bằng cách ra lá mới, tuy nhiên nếu sâu tuổi lớn chui vào loa kèn, ăn đứt đỉnh sinh trưởng, gây chết đọt thì sẽ gây thiệt hại nặng nề đến năng suất mùa vụ. Có thể mất từ 30 – 60% tổng năng suất của mùa vụ đó.
– Sâu keo mùa thu cũng có thể đục vào bên trong trái, ăn hạt như sâu đục trái, chúng có khuynh hướng đục từ trên xuống xuyên qua lớp râu bắp trước khi ăn hạt ở đầu trái
– Sâu keo mùa Thu ăn phá bằng cách đục xuyên qua lá bao để ăn hạt bên trong.
Biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt
– Sử dụng giống kháng sâu hại, có sức chống chịu tốt.
– Xử lý hạt giống bằng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được cấp phép sử dụng.
– Sử dụng bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy dẫn dụ giới tính.
– Thả các loài thiên địch như ong ký sinh trứng, ký sinh sâu non; các loài côn trùng ăn thịt sâu non như bọ rùa, bọ xít ăn thịt, bọ đuôi kìm… ra đồng để phòng chống sâu keo mùa thu và một số loài sâu hại khác.
Nhà nông có thể dùng kết hợp ba loại chế phẩm sinh học Tanixa Xudu Max, Tanixa Bio Btk, Tanixa Bio Feed được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ sinh học Nano của Tanixa để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tanixa Xudu Max: Triệt sản côn trùng, hạn chế sinh sản, gây chết, ngăn ngừa bướm.
- Tanixa Bio Btk: Gây ngộ độc sâu theo đường ăn.
- Tanixa Bio Feed: Gây chết sâu theo đường nấm kí sinh.
Liều dùng:
- 2ml Tanixa Xudu Max + 2ml Tanixa Bio BTK + 1ml Tanixa Bio Feed/1 lít nước
- Phun định kỳ
- Phun lá
Lưu ý: Nên phun định kỳ để ngăn cản bướm đến đẻ trứng, sẽ không có sâu.
Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh