Kỹ thuật trộn đất trồng mai

Mai vàng được xem là biểu tượng may mắn và thịnh vượng và là biểu tượng cho ngày Tết của người Việt. Không chỉ xuất hiện vào những ngày Tết, mai thường được những người chơi mai săn đón và lựa chọn để trưng bày để không gian ngôi nhà, khu vườn trở nên xinh đẹp hơn. Vậy chăm sóc mai có khó không và kỹ thuật trộn đất trồng mai như thế nào để mai tươi tốt và luôn cho hoa đẹp thì bà con nhất định phải bỏ túi những bí kíp mà Tanixa sắp chia sẻ ngay trong bài viết sau đây nhé.

Điều kiện để cây mai sinh trưởng và phát triển

Kỹ thuật trộn đất trồng mai
Kỹ thuật trộn đất trồng mai

Mai vàng là giống cây dễ trồng và có thể thích nghi được ở điều kiện khí hậu nóng ẩm chủ yếu được trồng nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam.

Cây mai có thể sống ở nhiều môi trường đất khác nhau như đất thịt, đất đỏ bazan hoặc đất cát pha. Tuy nhiên cây mai không ưa đất bị nhiễm phèn, chua mặn hay đất kém dinh dưỡng. Bên cạnh đó đất trồng mai phải đảm bảo các tiêu chí sau như đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt vì nếu mai sinh trưởng trong môi trường đất bị ngập úng thì cây mai sẽ ra rễ chậm và rất khó ra hoa. Vì thế đất thích hợp để trồng mai nên trồng ở loại đất không quá khô cũng không nên quá ẩm là tốt nhất để cây sinh trưởng tốt và cho nhiều nụ.

Kỹ thuật trộn đất trồng mai

Để trồng mai thì trước tiên bà con nên chuẩn bị trước đất trồng và giá thể phù hợp và tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nơi trồng, đất trồng và các giá thể phù hợp để trồng mai.

Ở khâu này, bà con cần cân nhắc nguyên liệu để trồng và trộn đất phải có tỉ lệ trộn thích hợp để giúp đất vừa có đầy đủ dinh dưỡng vừa phải tơi xốp và thoát nước, thoát khí tốt.

Các nguyên liệu để trộn với đất trồng bà con có thể sử dụng xơ dừa – loại đã hoai mục lâu ngày vì xơ dừa có tác dụng giữ đất, chống xối mòn và giúp giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Xơ dừa: các tác dụng chống tình trạng xói mòn và dự trữ nước cho cây. Đồng thời xơ dừa còn có chức năng giữ nhiệt, gia tăng độ ẩm cần thiết cho cây mai giúp tạo môi trường thuận lợi để kích thích cây mau ra rễ và ra chồi.

Bên cạnh xơ dừa thì vỏ trấu cũng là một giá thể thích hợp để giúp giữ độ ẩm cho cây và tăng độ tơi xốp, thông thoáng cho đất trồng.

Phân bò hoai mục: thông thường phân bò đã hoai mục rất được nhiều bà con lựa chọn là một trong những giá thể để cung cấp dinh dưỡng cho mai. Đây là loại phân hữu cơ dễ sử dụng và chi phí thấp nhưng lại cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cây.

Đất màu: Bà con cũng có thể lấy đất ở vườn nhà sau khi đã làm sạch cỏ dại và đầy đủ dinh dưỡng sau đó xử lý mầm bệnh thì mới tiến hành trộn đất.

Ngoài các nguyên liệu trên bà con cũng có thể mua đá Pumice hoặc đá perlite, xỉ than đã qua xử lý, đây là các loại đá khoáng, thoát nước tốt có nhiều dinh dưỡng để giúp tăng độ tơi xốp cho đất. Ngoài các nguyên liệu trên thì trong quá trình trộn đất trồng mai bà con có thể phối trộn thêm nguyên liệu khác như xác trà, vỏ lạc đỗ, bã đậu tương nếu trong nhà có sẵn.

Bước 2: Trộn nguyên liệu đất trồng mai vàng

Hiện nay có 2 cách trộn nguyên liệu đất trồng mai mà bà con có thể tham khảo:

Cách 1: Bà con trộn với tỉ lệ như sau: 2:1:1:1:2. Trong đó các nguyên liệu lần lượt là đất màu, vụn xơ dừa, vỏ trấu, xỉ than, phân hữu cơ theo tỷ lệ.

Cách 2: Sử dụng nguyên liệu vụn xơ dừa, trấu sống và phân hữu cơ theo tỷ lệ 5:4:1. Lưu ý các nguyên liệu khi trộn đều phải được bóp nhuyễn ra và đảm bảo đất phải tơi xốp không nén, dẻ.

Sau khi trộn đất xong, bà con bắt đầu cho cây mai nhẹ nhàng vào hố trồng và bắt đầu lấp đất trồng cây cẩn thận sau đó tưới nước đầy đủ cho cây.

Hướng dẫn thay đất đổi chậu cho mai

Nếu bà con trồng mai trong chậu thì sau một thời gian trồng thì đất sẽ hết chất dinh dưỡng và lúc này chúng ta có thể thay chậu và đổi đất mới cho mai.

Cách chọn chậu: Chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây trồng và có lỗ thoát nước, nên lựa chọn các loại chậu đất có độ sâu và đường kính lớn và trước khi thay chậu, bà con nên đưa cây ra ngoài phơi nắng từ 3 -5 ngày sau đó mới đổi đất thay chậu nếu trước đó cây trồng được đặt ở nơi thoáng mát.

Khi chuyển cây trồng sang chậu mới, bà con cũng cần lưu ý tỉa và bấm bớt các cành nhỏ, tán lá hoặc nụ hoa để giúp cây không mất sức.

Khi bứng sang chậu mới, bà con tạo một vòng quanh gốc cây và sau đó dở cả rễ và thân cây ra khỏi chậu, tránh làm động bộ rễ. Bà con cho đất mới vào chậu mới và sau đó cho cây mai vào và lấp đất lại lưu ý không nên đè nén quá dẻ lớp đất trên mặt sau đó tưới nước và che phủ lớp màn che bảo vệ cây khỏi ánh nắng nóng trực tiếp. Sau đó tưới nước đều đặn 2 lần trên ngày để giúp cây có độ ẩm tốt để cây sớm ra rễ và ra đọt non.

Vừa rồi là một số thông tin mà Tanixa gửi đến quý bà con về kỹ thuật trộn đất trồng mai phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng sau bài viết này bà con sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt mang lại nhiều giá trị kinh tế cao.

Cập nhật lúc 15:35 - 28/09/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề