Cách chăm sóc mai sau Tết

Mai vàng từ lâu đã trở thành biểu tượng mang đến sự may mắn nên được rất nhiều người yêu thích và được trồng rộng rãi và dùng trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết đến xuân về. Vậy quý bà con đã biết cách chăm sóc mai sau Tết như thế nào để giúp cây hồi phục và cho hoa thật nhiều trong Tết năm tiếp theo chưa. Sau đây xin mời quý bà con hãy cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vì sao phải chăm sóc mai sau Tết?

Cách chăm sóc mai sau Tết
Cách chăm sóc mai sau Tết

Lí do phải chăm sóc mai sau Tết là vì trong khoảng thời gian Tết cây mai đã tập trung toàn bộ dinh dưỡng nuôi nụ và hoa nển cây đã cạn kiệt chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó trong thời điểm trước Tết để giúp hoa mai trổ kịp Tết nhiều người đã sử dụng chất kích thích ra hoa khiến bộ rễ phát triển yếu và không hấp thu được các chất dinh dưỡng hoặc việc bón phân sai cách, bón phân quá liều , sốc phân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cây mai bị suy kiệt không phát triển và thậm chí dẫn đến khô cây, chết cây sau Tết. Chính vì thế việc chăm sóc mai sau Tết là vô cùng cần thiết để giúp cây dễ dàng phát triển và cho hoa trong những năm sau.

Cách chăm sóc mai sau Tết

Để cây mai vàng sang năm lại nở rộ thì Tanixa mách bà con bí quyết chăm sóc mai sau Tết như sau:

Cách xử lý cây mai trồng chậu đặt trong nhà

Đối với những chậu mai chưng trong nhà ngày Tết do không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cây sẽ không quang hợp được nên lá sẽ xanh nhạt và mỏng hơn, cành vươn dài hơn để tìm ánh sáng. Hoặc có những chậu mai được phun thuốc xử lý để kích thích cây ra hoa và giữ hoa được lâu khiến cây mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa nên sẽ bị kiệt sức vô tình gây ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của mai. Vì vậy nếu sau đó mai không được chăm sóc tốt thì khả năng cao sang năm mai sẽ không cho ra hoa hoặc ra hoa trễ.

Bước 1: Sau Tết bà con nên đem chậu mai ra ngoài trời để trong bóng râm để cây có thể hấp thu năng lượng và để từ 3 -5 ngày, lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp.

Bước 2: Xử lý nụ và hoa. Đối với cây mai có hoa chưa tàn hoặc vừa ra nụ thì bà con nên dùng kéo bấm bỏ để tránh hoa tạo hạt; đồng thời cắt tỉa những cành mai quá dày hoặc bị nhiễm nấm bệnh, sâu hại.

Bước 3: Sang đầu tháng 2, bà con hãy dùng dụng cụ chuyên dụng để tỉa bớt các rễ già, nhiễm nấm bằng cách móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng tạo bầu và dùng kéo cắt bỏ những cọng rễ quá dài, lưu ý giữ lại rễ cám vì đây là rễ hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu. Trong lúc tạo bầu nên đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để cây dễ dàng phát triển rễ non khác.

Cách chăm sóc mai sau Tết

Bước 4: Chuẩn bị chậu và đất trồng khác để thay thay đổi đất cho cây để cây mai có thể hấp thu dinh dưỡng và dễ dàng phát triển.

Bước 5: Bà con nên thường xuyên tưới nước cho cây có thể tưới trực tiếp vào gốc hoặc phun đều lên tán lá, cách mỗi ngày tưới một lần. Lưu ý là không tưới nước quá trưa chỉ nên tưới sáng sớm đến 9 giờ sáng hoặc lúc chiều mát để cây mau chóng ra rễ và phát triển mầm.

Cách xử lý mai trồng ở ngoài

Đối với các cây mai được trồng ngoài trời thì tương dối dễ hơn nhiều vì chúng đã sống trong môi trường tự nhiên nên không mất nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai đặt trong nhà. Bà con chỉ cần cắt tỉa cành, nụ và đài hoa sau đó bón phân và tưới nước đều đặn mỗi ngày để cây mai mau chóng phục hồi và cho chỉ cần bón phân và chăm bón cho cây mỗi ngày để cây ra hoa đều và đẹp. Tuỳ vào hình dạng và kích thước của cành mai mà bà con có thể cắt tỉa cành sau cho phù hợp thông thường, người ta sẽ cắt bỏ đi 1/3 cành mai.

C:\Users\Admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\tia-mai-sau-Tet.jfif

Các thời điểm chăm sóc mai cần lưu ý

Bà con lưu ý từ giai đoạn tháng 3 đến tháng 4 là giai đoạn bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa nên đây cũng là thời điểm cây mai bắt đầu sinh trưởng mạnh do đó bà con nên bón thêm các loại phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao để cây tươi tốt và phát triển khoẻ mạnh.

Từ tháng 9 đến tháng 10 là giai đoạn cây mai ngừng sinh trưởng và lá mai sẽ già đi và lượng mưa giảm dần cũng là thời điểm hoa mai dễ bung nở trước tết vì vậy bà con không nên dùng phân có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.

Từ tháng 11 đến tháng 12 bà con cần bón thúc phân vô cơ cho cây mai như phân Kali kết hợp với phân lân rãi đều lên bề mặt hoặc pha nước tưới xung quanh gốc mai để giúp tăng chất lượng hoa.

Vừa rồi là một số thông tin mà Tanixa gửi đến quý bà con về cách chăm sóc mai sau Tết hiệu quả. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho quý bà con để chăm sóc mai thật tốt và cho nhiều bông sau Tết nhé.

Cập nhật lúc 13:35 - 28/09/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề