VAI TRÒ CỦA BO ĐẾN LÀM BÔNG ĐẬU TRÁI

Khái quát về Bo

Boron (Bo) là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hầu hết tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái trong giai đoạn làm bông, đậu trái.

Trong tự nhiên, Bo được tìm thấy dưới dạng muối borat, axit boric, kernit, ulexit, colemanit.,… 

Để cây trồng đạt năng suất cao với tỉ lệ làm bông, đậu trái cao, bà con cần bổ sung đầy đủ và phù hợp hàm lượng Bo cho cây trồng theo từng giai đoạn cụ thể.

Hàm lượng Bo trên mỗi loại cây trồng và trên các bộ phận của cây đều khác nhau

  • Cây hai lá mầm có hàm lượng Bo nhiều hơn cây một lá mầm
  • Lượng Bo trên lá cao hơn trên thân.
  • Hàm lượng Bo trong cây lúa thay đổi theo độ tuổi của cây
Bón phân bổ sung hàm lượng Bo cho cây trồng
Bón phân bổ sung hàm lượng Bo cho cây trồng

Ví dụ:

  • Cây lúa ở ngày thứ 19 sau khi gieo có hàm lượng Bo là 9mg/kg
  • Cây lúa ở ngày thứ 130 sau khi gieo có hàm lượng Bo giảm xuống còn 8mg/kg.

Hàm lượng Bo phù hợp cho cây trồng ở mức từ 20-100mg/kg

Phân bón vi lượng Bo rất dễ tan và có thể tan hoàn toàn trong nước chính vì thế đất rất dễ hấp thụ lượng Bo được bón xuống và chúng cũng dễ dàng di chuyển linh hoạt trong đất.

Bà con cần quản lý hàm lượng, nồng độ Bo cung cấp cho cây trồng hợp lý, theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh tình trạng thừa Bo, tránh gây ra những hậu quả xấu lên cây trồng.

Tầm quan trọng của Bo đối với cây trồng

Bo có vai trò cố định Nitơ, khử CO2 và hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp của cây.

Bo ảnh hưởng đến quá trình hút các chất dinh dưỡng của cây như điều chỉnh tỉ lệ K/Ca hoặc hỗ trợ cây hấp thụ và sử dụng Canxi hiệu quả.

Bo ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng của cây.

Bo tăng khả năng ra hoa, đậu trái
Bo tăng khả năng ra hoa, đậu trái

Ví dụ:

Nếu thiếu Bo sẽ gây ra các trường hợp như

  • Việc tổng hợp Cytokinin trong cây sẽ bị suy giảm
  • Tổng hợp No3- giảm, khiến NO3- sẽ tích lũy trong các bộ phận như rễ, thân, lá, cành và axit amin bị ức chế.

Các loại cây họ đậu lấy hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng,… có nhu cầu cung cấp hàm lượng Bo khá cao.

Một số biểu hiện của cây trồng khi thiếu Bo

  • Bề mặt lá xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trắng
  • Lá bị biến dạng
  • Cây mọc nhiều chồi bên nếu đỉnh sinh trưởng bị chết.
  • Xuất hiện các vết nứt trên cuống quả và thân cây.
  • Quả non dễ rụng.
  • Cây thụ phấn kém do sức sống của hạt phấn yếu.
  • Cây kém phát triển.
  • Năng suất thấp.

Vai trò của Bo đến làm bông đậu trái

Trên thực tế, phân vi lượng Boron đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản khi ra hoa, đậu trái của cây trồng bởi vì Bo hầu hết đều nằm trong các đỉnh sinh trưởng và cấu trúc sinh sản của cây.

Hàm lượng Bo (ppm)

Số lượng trái/cây

Số lượng bông/chùm bông

50 16.67 552.5
100 24.67 815.3
150 40.1 1030.8
Không xài 12.67 548.3
Bo tăng khả năng nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng, phát triển của ống phấn.
Bo tăng khả năng nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng, phát triển của ống phấn.
  • Bo đóng vai trò quan trọng cho sự nảy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng, phát triển của ống phấn.
  • Bo làm tăng sức sống của phấn hoa, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và thụ phấn.
  • Bo là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình hình thành tế bào và hạt giống.
  • Bo tham gia vào quá trình tổng hợp, hình thành protein và lipid tạo nên các phức chất đường và các loại vitamin giúp trái cây hoặc các loại củ ngọt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng hư trái, thối trái và bảo quản trái sau khi hái được lâu hơn.
  • Bo làm tăng tỉ lệ đậu trái, chống tình trạng trái non bị rụng và trái bị móp méo.
  • Đối với các loại cây họ đậu, Bo giúp tăng số lượng cụm hoa, tăng tỷ lệ nảy mầm hạt giống nhờ làm tăng sự cố định Nitơ, tham gia vào quá trình chuyển hoá Nitơ thành Photpho.

Thời điểm thích hợp để bón Bo cho cây trồng

Để Bo có thể phát huy được hết tác dụng của mình, chúng ta còn cần phải lưu ý đến thời điểm sử dụng Bo cho cây hợp lý.

Các thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển mà cây trồng cần bổ sung Bo

  • Trước khi cây ra hoa để kích thích ra hoa.
  • Trước khi hoa nở, giúp tăng chất lượng hạt phấn, giảm tỷ lệ rụng hoa, cháy hoa và tăng khả năng đậu trái
  • Sau khi cây đậu trái, giúp trái non giảm bị rụng, giảm tình trạng nứt trái, tăng độ bóng và đẹp trái về sau.
Bổ sung Bo vào thời điểm cây ra trái để giảm tình trạng rụng trái non
Bổ sung Bo vào thời điểm cây ra trái để giảm tình trạng rụng trái non

Những lưu ý khi bón phân vi lượng Bo cho cây trồng

  • Sử dụng liều lượng hợp lý, đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, phù hợp với nhu cầu của cây theo từng giai đoạn
  • Không bón thừa Bo cho cây. Bởi vì khi cây trồng dư thừa hàm lượng Bo sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn cả khi bón thiếu Bo.
  • Không phun Bo khi cây đang trong giai đoạn hoa nở rộ.

Qua những thông tin trên, bà con nông dân có thể thấy được tầm quan trọng và vai trò của Bo đối với cây trồng nói chung và đặc biệt quan trọng đối với cây trong giai đoạn làm bông, nuôi trái. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm hiểu hàm lượng Bo cần thiết cho từng loại cây theo từng giai đoạn để có thể phát huy tối ưu tác dụng của Bo cũng như giúp cây phát triển tốt nhất.

Bà con có thể sử dụng phân bón vi lượng Boka Max (chứa nano amino axit và nano Bo) của Tanixa, được sản xuất theo Công nghệ Sinh học Nano với những công dụng nổi bật

  • Tăng cường đậu bông, đậu trái
  • Chống rụng hoa, rụng trái non.

Liều dùng:

  • Pha 1-2ml/ 1 lít nước

Liên hệ giá - 038 859 5788

Tăng đậu trái, nuôi dưỡng hạt phấn, trổ đồng loạt. Hạn chế rụng hoa & trái non, đẹp trái, chắc hạt. Hạn chế hiện tượng thiếu bo trên cây trồng

Cập nhật lúc 14:35 - 13/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề