Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng

Bệnh đốm lá sầu riêng là một trong những bệnh mà sầu riêng thường mắc phải khiến lá trụng, cây còi cọc, giảm quang hợp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Mặc dù bệnh đốm lá sầu riêng không là là một bệnh khó xử lý nhưng nếu không phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lý phù hợp thì bệnh sẽ gây hại và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cây sinh trưởng và ra bông, cho trái.

Trong bài viết hôm nay Tanixa sẽ giới thiệu đến quý bà con về bệnh đốm lá trên cây sầu riêng và các biện pháp phòng trừ.

Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng là bệnh gì?

Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng hay còn gọi là bệnh rỉ sắt, bệnh đốm mắc cua là một trong những bệnh mà cây sầu riêng thường hay mắc phải.

Bệnh này do một loại nấm có tên Phomopsis durionis gây ra. Khi cây sầu riêng bị nhiễm bệnh, trên lá sẽ dần xuất hiện các đốm có màu đen li ti, xung quanh có quầng vàng như vết kim châm và bắt đầu gây hoại tử.

Khi mới bệnh vết bệnh chỉ có đường kính khoảng 1-2mm, sau đó lan rộng dần lên tới 10mm. Bệnh đốm lá sầu riêng thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh lây lan và phát triển.

Cây sầu riêng khi mắc bệnh sẽ giảm khả năng quang hợp, lá vàng rụng khiến cây chậm phát triển. Trong khi đó lá cây có vai trò quan trọng trong việc quang hợp giúp nuôi dưỡng tán lá và các bộ phận thân cây.

Nếu lá cây bị rụng đi thì sẽ làm giảm khả năng quang hợp, cây còi cọc, chậm lớn. Nếu bệnh đốm lá xảy ra trong giai đoạn cây ra hoa kết trái thì việc cây ra hoa sẽ ít, kết trái kém, trái cây phát triển không đều, lép, nhỏ.

Bệnh cạnh đó, một số vườn trồng sầu riêng với mật độ quá dày, rậm rạp, thiếu ánh sáng và không được chăm sóc cẩn thận cũng làm tăng nguy cơ cây sầu riêng bị nhiễm nấm bệnh.

Cách xử lý bệnh đốm lá trên cây sầu riêng

Để xử lý tình trạng bệnh đốm lá trên cây sầu riêng bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học là một trong những cách bà con có thể dễ dàng thực hiện như cắt tỉa những bộ phận của cây sầu riêng bị bệnh và tiến hành đem tiêu huỷ, dọn dẹp vườn trồng thông thoáng, nhổ đi cỏ dại để hạn chế tối đa việc lây lan mầm bệnh.

Bà con tiến hành cắt tỉa những bộ phận của cây sầu riêng bị bệnh và đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.

Khi vừa mới phát hiện bệnh đốm lá trên cây sầu riêng, bà con có thể loại bỏ lá nhiễm bệnh bằng cách tỉa đi phần lá bệnh sau đó sử dụng 1ml Tanixa Bio Que (nấm) + 1ml Silver Max Gold (khuẩn) + 1ml Silka: (xanh lá, dày lá – hạn chế nấm bệnh tấn công)/1 lít nước phun đều 2 mặt lá.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dày lá - Nở bụi - Cứng cây - Tăng hiệu quả thuốc

Biện pháp canh tác

Để vườn sầu riêng khoẻ mạnh thì bà con nên trồng cây sầu riêng với mật độ vừa phải, đảm bảo cho vườn thông thoáng, không nên trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng sầu riêng quá rậm rạp.

Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.

Đối với những cành cây bị bệnh đốm lá nặng, cành bị chết do bệnh cần được cắt và đem đi tiêu hủy để ngăn ngừa bệnh lây lan sang các cành cây khỏe mạnh khác.

Thường xuyên thăm vườn để kiểm tra, cải tạo đất trồng để tạo điều kiện cho rễ phát triển và dễ dàng hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây tăng cường khả năng kháng bệnh, hạn chế tối đa sự tấn công của các mầm bệnh.

Bà con chủ động rửa vườn theo định kỳ đặc biệt là vào những ngày mưa ẩm, trời âm u, độ ẩm cao.

Thường xuyên cắt tỉa cành lá để tạo độ thông thoáng, đủ ánh sáng cho cây và giúp cây không bị nấm bệnh tấn công.

Chăm sóc cây khỏe và phát triển tốt đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đa trung vi lượng. Thường xuyên bón phân định kỳ cho cây để xử lý và phòng ngừa nấm bệnh. Bà con có thể bón phân Ben-sol V để giúp đất luôn ổn định, phá cấu trúc nén dẽ của đất và ngăn ngừa một số bệnh như nứt thân xì mủ, cháy lá, chạy dây, héo rũ trên cây sầu riêng.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Nâng pH đất, phá đất nén dẽ, xốp đất. Bẻ gãy độc tố Paclobutrazol, thuốc BVTV tồn dư. Hạn chế nứt thân xì mủ, cháy lá, chạy dây, héo rũ.  

Vừa rồi Tanixa đã giới thiệu đến quý bà con cách xử lý và biện pháp phòng ngừa bệnh đốm lá trên cây sầu riêng. Qua đó chúng ta nên biết rằng bệnh đốm lá trên sầu riêng là vấn đề không quá khó để xử lý nếu bà con thường xuyên thăm vườn để có hướng xử lý kịp thời. Hi vọng bài viết này bổ ích đối với bà con.

Cập nhật lúc 9:30 - 02/10/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề