Dưa leo là một giống cây thuộc họ bầu, bí và chúng thường được trồng quanh năm. Cây dưa leo là cây ngắn ngày và có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, thời gian thu hoạch ngắn nên giúp nhiều bà con nông dân nhanh chóng thu hồi vốn và gia tăng thu nhập.
Tuy nhiên, dưa leo là giống cây trồng rất mẫn cảm nên rất dễ nhiễm nấm bệnh, sâu bọ nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả có thể dẫn đến năng suất thấp, thất mùa.
Và trong bài viết hôm nay Tanixa kính mời quý bà con cùng tìm hiểu về bệnh thán thư trên dưa leo – một trong những bệnh gây hại chủ yếu và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ và cách nhận dạng và biện pháp quản lý bệnh thán thư hại dưa leo, bà con nông dân có thể tham khảo nhằm bảo vệ tốt năng suất mùa vụ.
Bệnh thán thư trên dưa leo và tác nhân gây bệnh
Trong tất cả các loại nấm bệnh thì bệnh thán thư trên dưa leo là một trong những bệnh phổ biến và thường xuất hiện nhất đối với cây dưa leo và các giống bầu, bí gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất dưa leo.
Bệnh thán thư trên dưa leo do loại nấm có tên Colletotrichum orbiculare (hay còn gọi là Colletotrichum lagenarium) gây ra. Loại nấm này có kích thước khoảng 4 – 6 x 13 – 19 micromet. Nấm bệnh thường tồn tại trong đất, dụng cụ làm đất, hạt giống đã nhiễm bệnh nếu đất trồng, dụng cụ làm đất và hạt giống không được xử lý thì sẽ tiếp tục lây sang cây trồng cho vụ trồng tiếp theo.
Bệnh thán thư thường lây lan và phát triển với tốc độ nhanh nhất là khi vào thời tiết có độ ẩm cao, mưa gió nhiều, trời nhiều sương mù sẽ là thời điểm thích hợp để các bào tử nấm bệnh lây lan và phát tán bệnh. Ngoài yếu tố thời tiết thì một số côn trùng trung gian cũng là nguyên nhân dẫn đến lây lan bệnh thán thư trên cánh đồng dưa leo đó chính là: nhện, rầy, rệp sáp,…
Biểu hiện và triệu chứng của bệnh
Bệnh thán thư trên dưa leo có thể gây hại ở bất cứ phần nào của cây trong suốt thời gian sinh trưởng nhưng bệnh lây lan mạnh nhất là khi dưa leo bắt đầu ra trái.
Biểu hiện ban đầu của bệnh: Khi bệnh thán thư trên dưa leo xuất hiện ban đầu ở lá trong giai đoạn cây con, bà con vẫn có thể quan sát thấy lá mầm của dưa leo bị nấm bệnh tấn công dẫn đến cây con bị chết. Đối với các cây dưa leo đã trưởng thành thì nấm bệnh xuất hiện ở các lá giá từ bên dưới gốc đi lên trước sau đó mới lây lan dần lên các lá ở tầng trên.
Khi phát bệnh, lá nhiễm bệnh sẽ có những vết hình tròn nhỏ màu xanh xám, ướt đẫm và hơi sũng nước nổi lên ở gần những đường gân và lan ra nhanh chóng sau đó ở xung quanh các vết bệnh sẽ dần xuất hiện màu nâu vàng, ở giữa màu nâm đậm hơn và có các đường vòng tâm rõ rệt. phân biệt với lá.
Đây cũng chính là thời điểm lá đã bị hoại tử và mất đi chất diệp lục trên lá khiến lá mất đi khả năng quang hợp. Khi bệnh phát triển nặng và dần lan ra toàn bộ lá thì chúng sẽ khô lại và dẫn đến cháy lá, cuối cùng các lá sẽ khô và rách ra. Một khi bệnh nặng và lây lan hết các lá cây sẽ chết.
Trên cuống, thân: không giống với biểu hiện ở lá, bệnh thán thư khi xuất hiện trên cuống lá và thân cây sẽ có hình thon dài và hơi chìm. Ban đầu vết bệnh là các đốm có màu nâu sậm, sau đó các vết bệnh sẽ lan rộng hơn và chuyển dần sang màu xám dẫn đến rụng lá và trái sau đó thân sẽ khô dần và chết. Tại vị trí các cuống trái non, chúng sẽ chuyển sáng màu đen và dẫn đến rụng trái.
Trên trái: Khi trái bắt đầu nhiễm bệnh sẽ có những vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng, lõm vào võ trái, giữa vết bệnh nứt ra ươn ướt và xuất hiện các lông nấm có màu hồng. Khi bệnh nặng chúng sẽ lây lan khắp cả trái và gây thối trái, nhũn nước.
Biện pháp xử lý và phòng ngừa bệnh thán thư trên dưa leo
Để xử lý và phòng ngừa bệnh thán thư trên dưa leo bà con cần có các biện pháp quản lý hiệu quả ngay từ khi chuẩn bị gieo trồng.
Sử dụng các giống dưa leo có tính kháng bệnh tốt, không mắc bệnh, trước khi gieo trồng phải ngâm giống để xử lý mầm bệnh. Nếu bà con lựa chọn mua cây giống để trồng thì phải đảm bảo chỗ cung ứng cây giống là nơi uy tín và giống cây phải khoẻ mạnh không mắc sâu bệnh, cây khoẻ mạnh, xanh tốt.
Thường xuyên phun xử lý vườn để loại trừ nấm bệnh, không để cỏ dại và đất trồng quá ẩm ướt, vườn trồng không khô thoáng vì dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh trưởng và tấn công. Bên cạnh đó không nên chỉ trồng duy nhất dưa leo mà nên luân phiên với các cây trồng khác.
Vào mùa mưa, bà con nên có phương pháp xử lý thoát nước tốt không để nước đọng ứ quá lâu.
Những cây trồng bị nhiễm bệnh nên được cắt bỏ và khử trùng thật sạch để tránh lây lan cho những cây trồng khác và cho vụ sau.
– Lên luống cao, thoát nước tốt không để ứ đọng nước lâu khi tưới tiêu đặc biệt là trong mùa mưa.
– Trước khi trồng cần tăng cường xử lý rửa vườn bằng Clear Max và bón phân Ben sol V để ngăn ngừa sự phát triển của nấm bệnh, héo rũ, héo xanh.
Cách xử lý bệnh thán thư trên dưa leo: Silver Max Gold 1 ml/1 lít nước với các thuốc nấm khác như Tanixa Bio Que, Alvil, Amistar Top… phun thân, lá đều và ướt đẫm như rửa xe.
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
Vừa rồi là một số thông tin và cách xử lý bệnh thán thư trên dưa leo. Sau bài viết này chúc quý bà con có thêm kinh nghiệm và cách xử lý và phòng ngừa bệnh thán thư trên dưa leo hiệu quả.