CÁCH PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Là loài côn trùng đa thực, gây hại trên nhiều loại cây khác nhau, nhện đỏ đã không còn xa lạ với người nông dân Việt Nam. Tuy vòng đời ngắn nhưng chúng sinh sản rất nhanh, chính điều này đã khiến nhện đỏ gây hại nghiêm trọng lên cây trồng. Vậy làm sao để ngăn ngừa và phòng trừ loài côn trùng bệnh hại này kịp lúc, cùng Tanixa tìm hiểu qua về Nhện Đỏ và có biện pháp phòng trừ phù hợp nhé!

Nhện đỏ là gì?

Tên tiếng anh: Tetranychus urticae 

Họ: Tetranychidae

Bộ: Acarina

Đặc điểm hình thái

– Nhện đỏ hình bầu dục, con trưởng thành có 8 chân, kích thước rất nhỏ từ 0,18 – 0,35mm 

– Trứng nhện đỏ rất nhỏ, kích thước 0.1 – 0.14mm, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng

nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. 

– Trứng chuyển từ trong suốt sang màu kem trước khi nở.

– Ấu trùng nhện đỏ chỉ có 6 chân và có màu trong mờ, lớn hơn một chút so với kích thước của trứng.

– Nhộng I phát triển thêm một đôi chân, có màu trắng hay xanh lá và bắt đầu tạo ra tơ.

– Nhộng II, kích thước của con nhện đực nhỏ hơn con cái, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu vàng nhạt, xanh lá cây, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.

Đặc điểm sinh học

Vòng đời nhện đỏ kéo dài từ 15 – 30 ngày, sinh sản hữu tính hoặc vô tính, phát triển qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn trứng khoảng 3 – 5 ngày thì nở.
  • Giai đoạn ấu trùng khoảng 2 – 5 ngày thì lột xác.
  • Giai đoạn nhộng I khoảng 1 – 2 ngày thì lột xác.
  • Giai đoạn nhộng II khoảng 1 – 3 ngày thì lột xác thành con trưởng thành.
  • Thời gian con trưởng thành sống khoảng 22 ngày.

– Trứng thường được nhện đỏ đẻ ở mặt dưới lá.

– Ở giai đoạn ấu trùng, nhện đỏ bắt đầu chích hút các tế bào thực vật. Chúng sử dụng 1 bộ phận giống như cái càng để cắt, chọc thủng bề mặt lá và sử dụng vòi hút để hút các tế bào chất bên trong, làm hỏng các trung bì và lục lạp của lá.

– Ấu trùng nhện đỏ thường tập trung chích hút ở gần các gân lá.

– Nhộng I nhện đỏ sẽ lột xác ở mặt dưới của lá để trở thành nhộng II.

– Con đực ở giai đoạn nhộng II có kích thước nhỏ hơn con cái và phần bụng nhọn hơn. 

– Nhộng II bắt đầu quá trình kiếm ăn cho đến khi sẵn sàng lột xác thành con trưởng thành.

– Nhện đỏ sinh sản quanh năm, nhưng chúng phát triển mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu từ tháng 4 – 9 hàng năm.

– Nhện đỏ sinh sôi rất nhanh, con cái bắt đầu đẻ 15 – 20 trứng mỗi ngày trong vòng 1 tuần sau khi nở.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới mật độ

– Khả năng sinh sản của nhện đỏ thay đổi tuỳ theo cây ký chủ, dinh dưỡng và thiên địch. 

– Nhện đỏ Tetranychus urticae có tốc độ sinh sản cao suốt mùa khô, chúng thích hợp với môi trường có ẩm độ thấp và nhiệt độ cao. 

– Nhiệt độ là yếu tố chính tác động đến mật độ nhện đỏ trong quần thể.

– Ẩm độ cao liên tục làm giảm sự tăng trưởng nhện đỏ trong quần thể vì nó ảnh hưởng đến việc đẻ trứng, nở trứng và sự sống của sâu non.

– Mưa cũng làm giảm quần thể nhện đỏ bởi mưa to không chỉ làm tăng ẩm độ làm giảm tốc độ sinh sản mà còn làm rửa trôi nhện trên lá.

Đặc điểm gây hại

– Nhện đỏ lan truyền, tăng diện tích gây hại trong vườn nhờ nhả những sợi tơ đưa gió và các dụng cụ làm vườn. 

– Nhện đỏ sống tập trung ở cả hai mặt trên và dưới lá.

– Nhện đỏ cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây, làm giảm khả năng quang hợp của cây, tăng thoát hơi nước từ đó khiến cây kém phát triển.

– Khi cây bị nhẹ, lá có đốm trắng như hạt bụi li ti, sau chuyển sang màu vàng, phồng rộp, cằn lại, khô cứng và rụng như là bị bụi.

– Khi cây bị hại nặng, lá có màu trắng bạc dễ bị rụng, cây còi cọc, sinh trưởng kém.

– Khi mật độ nhện đỏ cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành trở nên khô và chết.

– Không chỉ gây hại trên lá, nhện đỏ còn khiến hoa bị rụng, trái cây bị vàng, sạm và dễ nứt khi trái lớn lên.

– Nhện đỏ còn là nhân tố truyền virus cho cây thông qua việc chích hút.

– Vì khả năng sinh sản rất nhanh nên nhện đỏ rất dễ kháng thuốc trừ sâu hóa học, có thể gây hại nghiêm hại cho cây trồng.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

– Trồng cây với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa cành thừa, già, không có khả năng ra trái để vườn được thông thoáng.

– Thường xuyên kiểm tra ruộng vườn để kịp thời phát hiện nguồn bệnh và có biện pháp phòng trừ hợp lý.

– Đối với mẫu bệnh tại vườn, sau khi xử lý cây nhiễm bệnh thì cần được bỏ vào bao mang đi đốt bỏ. Tránh nên mang mẫu bệnh di chuyển khắp vườn sẽ khiến nhện đỏ lây lan diện rộng.

– Phun tưới nước áp lực mạnh lên toàn bộ tán cây nếu thấy nhện đỏ xuất hiện nhiều.

– Cần khử trùng, vệ sinh dụng cụ làm vườn trước khi sử dụng để tránh lây nhiễm.

Biện pháp Công nghệ sinh học Nano

Phun kết hợp chế phẩm sinh học Tanixa Xudu Max Bio Feed Tanixa, sẽ giúp bà con nông dân ngăn ngừa, gây ngán ăn, hạn chế sinh sản cho Nhện Đỏ và thậm chí gây chết bởi tính lưu dẫn.

Liều dùng:

  • 1-2ml Tanixa Xudu Max + 1-2ml Bio Feed Tanixa/ 1 lít nước
  • Phun qua lá

Hiệu quả:

  • Hiệu quả nhất khi phun béc ngược.
  • Đạt hiệu quả sau 2 ngày phun.

Lưu ý:

  • Phun định kỳ 2 – 3 lần sẽ giúp kiểm soát mật độ về lâu dài so với thuốc hoá học.
  • Tanixa Xudu Max: ngăn ngừa bướm, không gây kháng thuốc.
  • Tanixa Bio Feed: tăng hiệu quả kiểm soát dài hạn.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Ngăn ngừa bướm, nhện, rầy, bọ trĩ. Tăng hiệu lực thuốc.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh

Giải pháp kiểm soát dài hạn kết hợp

  • Cải tạo đất bằng cách bón hữu cơ, cấp vi sinh bằng cách sử dụng Ben Sol, Tanixa Bio Toxic, Tanixa Bio EM.
  • Tăng pH đất ổn định, khoá chặt pH đất trong vòng 45 ngày, giữ pH ổn định trong mức 6,0 – 7,0.
  • Dùng vôi nâng pH tức thời, để pH ổn định đất phải có hệ đệm là mùn hữu cơ, vi sinh vật có ích hoạt động mạnh.
  • Không dùng các phân bón lá có chất kích thích nhân tạo (GA3, NAA, Atonik), phân bón lá chứa nhiều đạm. Thay vào đó, bà con có thể thay thế bằng Ligno Max, Vermi Max, Amino Max.
  • Dùng các sản phẩm có Oligo Chitosan kích kháng, tăng kháng thể, tạo miễn dịch với chích hút như Oliga Max Gold, Vermi Max, Ligno Max.
  • Hạn chế sử dụng phân đạm hoá học, phân gia súc gia cầm chăn nuôi công nghiệp (Nitơ đồng vị 14). Ưu tiên sử dụng nguồn phân cá, trùn,… (Nitơ đồng vị 15). Vi sinh vật gây hại, côn trùng gây hại thích tấn công vào cây nhân tạo.
Cập nhật lúc 13:36 - 13/06/2023
4.5/5 - (2 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề