Kết cấu đất
Kết cấu đất được phân loại theo tỉ lệ phần trăm giữa hạt cát, thịt và sét. Phân loại đất dựa theo thành phần của kết cấu đất, sử dụng tam giác kết cấu đất do Tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO) phát hành.
Trên thực tế các hạt này được gắn kết với nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng, tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết cấu của đất. Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống chứa nước, không khí và chất hữu cơ.
Thành phần kết cấu đất là một đặc điểm vĩnh viễn của từng loại đất, trừ khi đất bị xói mòn, bồi tụ hoặc bị di chuyển.
Kết cấu đất thường được sử dụng để ước tính một số tính chất khác của đất, đặc biệt là tính chất nước của đất: khả năng xâm nhập, di chuyển và lưu trữ nước trong đất.
Cách xác định loại đất qua kết cấu đất
Thông thường, chúng ta thường xác định loại đất dựa trên tỉ lệ các loại hạt có trong đất như: cát, thịt, sét.
Bằng cách kiểm tra đơn giản, bà con nông dân có thể dễ dàng xác định được loại đất của mình thông qua các bước sau:
- Bước 1: Lấy phần đất trên lớp mặt cho vào 1/3 chai thủy tinh loại 1 lít. Sau đó đổ nước vào gần đầy chai.
- Bước 2: Đậy chặt nắp chai và lắc hỗn hợp bên trong cho tới khi phần đất tan rã ra.
- Bước 3: Đặt chai trên mặt phẳng và quan sát các hạt trong chai.
- Bước 4: Từ 1 đến 2 phút, phần cát của đất trong chai lắng xuống đáy chai. Sau đó đánh dấu mức cát trên thành chai.
- Bước 5: Trong một vài tiếng, các hạt thịt mịn hơn sẽ lắng dần trên lớp cát. Lúc này, các lớp hạt có màu sắc khác nhau, thể hiện rõ các loại hạt khác nhau.
- Bước 6: Để chai đó qua đêm, lớp hạt trên cùng là hạt sét. Đánh dấu độ dày của lớp hạt sét. Phía trên lớp sét là lớp mỏng các chất hữu cơ. Một vài chất hữu cơ có thể nổi lên trên nước.
Sau khi tìm hiểu được về kết cấu và loại đất, chúng ta sẽ có thể biết được làm thế nào để cải thiện cấu trúc đất.
Sét có kích thước hạt và không gian lỗ rỗng nhỏ nhất, tiếp theo là cấp hạt thịt và cấp hạt cát có kích thước lớn nhất.
Kết cấu đất ảnh hưởng đến cây trồng
Bên cạnh độ pH đất thì thành phần kết cấu đất cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của đất có ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý và sử dụng đất.
Nhiều tính chất vật lý và hóa học của đất phụ thuộc vào thành phần kết cấu đất.
Thành phần kết cấu đất quyết định phần lớn đến lượng không khí, chất dinh dưỡng và lượng nước mà đất có thể giữ lại và cung cấp được cho cây trồng.
Phần lớn các phản ứng của đất như phản ứng chua, khả năng đệm đều liên quan đến diện tích bề mặt hiện hữu trong đất. Khi kích thước hạt trung bình giảm thì diện tích bề mặt trên một đơn vị trọng lượng khô sẽ tăng lên.
Kết cấu của đất quyết định trọng lượng riêng khô của đất (g/cm3 hoặc tấn/m3). Trọng lượng riêng khô của đất càng cao thì đất càng bị nén chặt, cấu trúc đất càng xấu và độ xốp của đất càng thấp. Những điều này thường được cây trồng phản ánh thông qua sự sinh trưởng và phát triển.
Khi đất càng nén chặt (nén dẽ) gây ra:
- Hiện tượng yếm khí, tạo điều kiện vi sinh gây bệnh cho rễ phát triển
- Rễ khó phát triển
Nguyên nhất gây ra đất nén dẽ:
- Nguyên nhân 1: xét về cơ giới. Cơ giới nặng làm sụp đất, gây nén dẻ
- Nguyên nhân 2: xét về hóa học. Do lượng muối cao quá hoặc thấp quá.
- Muối cao quá, Natri thay thế calcium và magie trong kết cấu hạt đất, làm sụp cấu trúc đất.
- Muối thấp quá, không đủ lượng calcium ion làm sụp kết cấu hạt đất.
Phương pháp cải tạo Kết cấu đất – Đất nén dẽ
- Bón phân hữu cơ. Lượng phân hữu cơ bổ sung càng lớn kết cấu đất càng cải thiện. Chất hữu cơ làm tăng độ xốp cho đất.
- Dùng Tanixa Set Sol để biến các kết cấu sét thành hạt tơi. Phá kết cấu sét.
- Không dùng thuốc diệt cỏ. Để cỏ và cắt cỏ, hoàn trả cỏ lên bề mặt đất để tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Tưới nước vừa phải, để cỏ sẽ giúp đất tránh việc đất quá ướt, dễ tạo nén dẻ.Tạo mương rãnh thoát nước tốt.
- Tạo môi trường sống cho giun đất hoạt động.
- Nâng pH lên pH>5, giúp vi sinh bản địa hoạt động mạnh, cải tạo độ phì nhiêu của đất khi kết hợp bón phân hữu cơ.