Anh về têm một trăm miếng trầu cho tinh tuyết,
Bỏ vào hộp thiếc, khay cẩn xà cừ
Để em vòng tay vô thưa với thầy, với mẹ: Gả chừ cho anh
Cây cao, miếng trầu tự bao giờ đã đi vào ca dao, tục ngữ của biết bao thế hệ. Cây cau đã trở thành văn hoá của người Việt và đóng vai trò vô cùng quan trọng và gắn kết với đời sống của Việt Nam. Chính vì thế chúng ta có thể bắt gặp những cây cao được trồng ở khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S.
Ngoài ý nghĩa văn hoá, nguồn cội thì cau còn được sử dụng trong buôn bán, cây kiểng và là một phần trong nghi lễ kết hôn của người Việt. Vậy làm thế nào để trồng cao cho năng suất cao và đúng kỹ thuật thì trong bài viết hôm nay Tanixa sẽ giới thiệu đến quý bà con nông dân cách trồng và chăm sóc cây cau nhé.
Cây cau có đặc điểm gì?
Cây cau là cây thân cột, có cây chiều cao lên đến gần 20m, cây trưởng thành có nhiều đốt do quá trình cây phát triển và rụng của các bẹ lá. Cau vừa được trồng làm cây kiển vừa làm cây lấy quả và thường được trồng ở nhiều nơi.
Lá cau thuộc loại lá đơn dài với phần mo cau có hình cong là phần mà bẹ lá bao bọc xung quanh thân cao trước và phần lá dài và gấp nếp theo chiều dọc.
Hoa cau thường mọc ở nách lá và khi trổ buồng hoa có màu trắng, kích thước nhỏ, đối với hoa đực sẽ tự rụng sau một thời gian còn hoa cái sau khi được thụ phấn sẽ phát triển thành trái cau. Trái cau còn sống sẽ có màu xanh và khi chính sẽ có màu xanh ngã vàng với cau thường và có màu đỏ với cau kiểng.
Ý nghĩa và công dụng của cây cau
Cây cau mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống và văn hoá của người Việt chúng ta. Cau có rất nhiều giống và chủng loại khác nhau nên cây cau cũng sẽ có kích thước và công dụng khác nhau.
Như những giống cau kiểng thì thường có thân lùn và thường được trồng trong khuôn viên trước sân để góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, hoặc để kinh doanh cây kiểng. Còn đối với những cây cau ta, cau ăn quả thì được trồng ở thôn quê chủ yếu với mục đích thu hoạch trái.
Bên cạnh làm đẹp và trang trí khuôn viên cho sân vườn, cây cau còn mang nhiều tác dụng như thờ cúng và trở thành một loại quả không thể thiếu trong mỗi dịp đám hỏi, cưới của người Việt. Quả cau còn được các cụ già dùng để nhai trầu cho chắc răng thơm miệng.
Kỹ thuật trồng cay lấy quả
Chọn giống
Bao giờ cũng vậy chọn giống là khâu vô cùng quan trọng quyết đính cây có cho năng suất cao và có đạt chất lượng hay không. Để có một vườn cau sai trĩu quả và phát triển tốt thì bà con nhớ đừng bỏ qua bước chọn giống cực kì quan trọng này nhé.
Nếu bà con chọn giống từ cây cau mẹ thì phải lựa chọn những buồng cau có trái lớn, sai trĩu quả và trái đều. Theo kinh nghiệm của nhà vườn thì bà con hãy chọn những cây cau lưng bẹ để lấy làm giống.
Cách ươm giống
Lam thế nào để cau có tỷ lệ nảy mầm cao chắc hẳn cũng là câu hỏi của rất nhiều người.
Với buồng cao giống, bà con nên lựa trái cau vào thời điểm trái đã chín. Sau đó đem cau gieo ở những nơi thoáng mát và có độ ẩm cao trong khoảng 20 ngày đến 40 ngày.
Khi thấy trái cau đã nảy mầm bà con có thể tiến hành đem túi bầu đã chuẩn bị trước đó và đợi đến khi cây cau con lên chồi cao khoảng chừng 2- 3 lá thì bà con có thể tiến hành đem trồng vào hố.
Chuẩn bị đất và đào hố trồng
Trước khi tiến hành gieo trồng bà con cần chuẩn bị đất và hố trồng thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển. Mặc dù cây cau lúc nhỏ có thể chịu bóng râm tốt nhưng khi lớn cây cần được sinh trưởng và phát triển trong môi trường đầy đủ ánh sáng và đất nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm cao.
Bà con nên chuẩn bị hố trồng sâu khoảng 70 cm vào rộng khoảng 70 cm.
Để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, héo xanh, héo rũ thì bà con có thể bón 0,5-1kg Ben sol V cho mỗi gốc cau vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây mà còn phá vỡ cấu trúc nén dẻ trong đất, nâng cao độ pH và bẻ gãy các loại thuốc BVTV tồn dư trong đất lâu ngày.
Bà con lưu ý để cây cau sinh trưởng phát triển tán lá thì phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây trồng là khoảng từ 1,7-2m với mật độ trồng thích hợp là 60-70 cây/sào.
Kỹ thuật chăm sóc cau
Mặc dù cây cau là giống cây dễ trồng nhưng để cây cau phát triển tối đa và cho năng suất cao thì bà con cần có kỹ thuật chăm sóc đúng cách.
Vào thời tiết nắng nóng, bà con cần cung cấp đủ nước và thường xuyên bón phân, làm cỏ để cây cho trái đúng thời vụ cũng như phòng ngừa các bệnh thường gặp trên cây cau như các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây. Bà con nên thường xuyên quan sát và có biện pháp xử lý kịp thời để giúp cây khoẻ mạnh, đảm bảo năng suất.
Mong rằng với những chia sẻ Tanixa đã gửi đến quý bà con vừa rồi sẽ giúp ích cho bà con trong việc chuẩn bị và chăm sóc cau lấy quả giúp tăng năng suất và hiệu quả một cách dễ dàng nhất mà không mất quá nhiều thời gian.