Chanh dây hay còn được biết đến với tên khoa học là Passiflora edulis thuộc họ Lạc Tiên. Chanh dây là loại trái cây thuộc giống dây leo và được sử dụng để làm thức uống thơm ngon hoặc nguyên liệu trong chế biến thức ăn được nhiều người yêu thích. Trong bài viết hôm nay, Tanixa kính mời quý bà con cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng chanh dây như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé.
Chanh dây là gì?
Chanh dây thường được gọi với nhiều tên khác nhau tuỳ theo vùng miền như chanh leo, chanh dây, gùi. Chanh dây có nguồn gốc bắt nguồn từ Nam Mỹ và dần trở nên phổ biến trên khắp các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên toàn thế giới.
Hiện nay có 2 loại chanh dây được trồng phổ biến ở nước ta đó là giống chanh dây tím và vàng, trái có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục. Mỗi dây leo sẽ có độ dài lên 6 mét hoặc hơn, chúng thường cho hoa từ tháng 6 đến tháng 7. Trái mọng nước có nhiều hạt khi chín trái sẽ có màu vàng hoặc có màu vàng cam và rất thơm, vị chua ngọt nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Kỹ thuật trồng chanh dây
Mặc dù chanh dây là giống cây dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật canh tác nhưng để giúp cho cây chanh dây cho năng suất tối đa, bà con có thể nắm chắc một số kỹ thuật sau:
Đất trồng:
Tuỳ theo giống chanh dây mà bà con có thể lựa chọn đất trồng phù hợp.
Đối với chanh dây thì bà con có thể trồng ở vùng nhiệt đới có độ cao trung bình từ 600m, còn chanh dây tím thường được trồng ở các khu vực Tây Nguyên có độ cao từ 1000-2000m so với mực nước biển. Bà con nên trồng chanh dây nơi đất có độ ẩm, vùng đất bằng phẳng và có độ pH 5,5 – 6 và độ mùn trên 2% để cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển.
Ánh sáng:
Chanh dây là loại ưa sáng tuy nhiên cây thích hợp ánh sáng nhẹ nên bà con có thể trồng cây chanh dây theo giàn và sử dụng lưới che để cây vừa có thể hấp thu ánh sáng vừa tránh nắng gắt.
Lượng mưa:
Cây chanh dây có thể sinh trưởng tốt và thích hợp với lượng mưa trung bình từ 1.600 mm/năm, phân bố đều trong năm. Khi cây chanh dây cho trái là khoảng thời gian cây cần hấp thu lượng nước nhiều nhất để giúp trái to, mọng nước. Nếu cây thiếu nước tưới sẽ khiến trái nhỏ, sần sùi, trái bị lép hạt và không có nước. Giai đoạn sai quả và nuôi quả yêu cầu lượng nước nhiều hơn, tránh thiếu nước quả sẽ bị teo, sần sùi, và không đẹp, dễ rụng.
Kỹ thuật trồng chanh dây cho năng suất cao
Để cây chanh dây cho năng suất cao đòi hỏi bà con nông dân cần chuẩn bị giống và đất trồng phù hợp để cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển. Kỹ thuật trồng như thế nào thì kính mời quý bà con cùng tiếp tục tìm hiểu.
Trước khi trồng bà con cần chú ý lựa chọn cây giống khoẻ mạnh, không có sâu bệnh, lá xanh phát triển tốt nếu bà con mua giống ở các địa điểm bán cây giống thì nên lựa chọn cây ươm có đầy đủ các tố chất trên và có chiều cao từ 10-12cm.
Đối với trồng chanh dây bằng hạt thì bà con cần lựa chọn trái giống đẹp tròn to không có sâu bệnh sau đó tiến hành xử lý hạt giống trước khi đem ươm.
trồng chanh dây bằng hạt: Cần tiến hành xử lý hạt giống trước khi đem ươm.
Cách ươm: Ngâm hạt giống trong nước ấm sau đó ủ trong khăn trong vòng 24 -48h để kích thích hạt nứt, nảy mầm. Khi hạt đã nảy mầm thì tiến hành đem gieo ở nơi đất ẩm, có bóng râm hoặc bầu cây để cây lên mầm lá. Sau khoảng 2 -3 tuần khi cây đã cao khoảng từ 5- 8cm thì bắt đầu tiến hành trồng cây.
Thời vụ và mật độ trồng chanh dây
Thời điểm thích hợp để trồng chanh dây là vào cuối tháng 11 và đầu tháng 1 là thời điểm tốt nhất để tiến hành trồng cây. Tuy nhiên bà con cũng có thể tiến hành trồng chanh dây ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Vì chanh dây là loại dây leo và phát triển tán lá nên bà con có thể gieo trồng cây theo khoảng cách từ 5x5m (tương đương 400 cây/ha) để cây có độ thông thoáng và đầy đủ ánh sáng để cây quang hợp và phát triển.
Trong trường hợp bà con trồng chanh dây để xen canh thì nên trồng với khoảng cách như vậy là tốt nhất. Trong trường hợp chỉ trồng chanh dây thì bà con nên tiến hành trồng chanh dây với khoảng cách là 3 x 3 m, tương đương với mật độ 1.000 cây/ha.
Kỹ thuật xử lý đất trồng chanh dây
Trước khi đem cây đi trồng, bà con cần chuẩn bị hố trồng và đất trồng trước đó để loại bỏ đi những tàn dư mầm bệnh, cỏ dại và làm cho đất tơi xốp hơn.
Bà con tiến hành đào hố trồng với kích thước từ 50cm x 50cm x 50cm sau đó sử dụng 0,5 -1kg phân Ben sol V để tiến hành bón lót vừa giúp phá vỡ cấu trúc nén dẻ của đất, giúp cân bằng độ pH và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và dưỡng chất thiết yếu cho cây chanh dây phát triển và sai quả.
Nâng pH đất, phá đất nén dẽ, xốp đất. Bẻ gãy độc tố Paclobutrazol, thuốc BVTV tồn dư. Hạn chế nứt thân xì mủ, cháy lá, chạy dây, héo rũ.
Kỹ thuật làm giàn cho chanh dây
Một trong những khâu quan trọng khi tiến hành trồng chanh dây chính là khâu làm giàn. Để giúp cây chanh dây ra trái và sai quả thì bà con cần phải tiến hành làm giàn để dây có thể hấp thu đầy đủ ánh sáng, quang hợp và phát triển tán lá. Hiện nay có 3 loại giàn được bà con sử dụng nhiều nhất đó là giàn truyền thống, giàn chữ T cột đôi và cột đơn.
Cách làm giàn kiểu truyền thống: Bà con sử dụng cột tre xen kẽ với cột bê tông cách đều nhau, ở đỉnh cột dây kẽm đan thành lưới để dây có thể bò. Thông thường giàn truyền thống có thể duy trì từ 2 -3 năm.
Cách làm giàn chữ T cột đôi: Bà con trồng cọc tre thành từng cặp cách nhau 1m, thanh ngang 2,5 – 3 m. Mỗi đôi cọc cách nhau từ 4 – 4,5 m, mỗi hàng cọc cách nhau 3 m. Sử dụng dây cước nhựa hoặc kẽm để buộc cố định đầu dây lại.
Cách làm giàn chữ T cột đơn: cũng giống với cách làm giàn chữ T cột đôi. Cắm cột với khoảng cách 3m, thanh ngang 1,2 – 1,5 m. Chiều cao của cột khoảng 2m. Cọc chữ T có ưu điểm là dễ kiểm soát sâu bệnh, tất cả các gốc cây đều được hấp thụ ánh sáng mặt trời, cho chất lượng quả tốt.
Kỹ thuật tỉa cành, tạo nhánh cho giàn chanh dây
Chanh dây là giống dây leo nên sinh trưởng và phát triển nhanh nên để giúp cây tăng khả năng đậu trái, tạo điều kiện cho tán lá tiếp xúc với ánh sáng để giúp cây quang hợp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thúc cây ra nhiều hoa và trái, năng suất cao.
Việc cắt tỉa cành cần tuân thủ theo các nguyên tắc cắt các chỗ phân cành chính từ 10 -15 cm. Cắt lần lượt từ trong ra ngoài, cắt tỉa những lá bị sâu bệnh để tránh lây nhiễm, cắt cành lớn trước rồi mới đến cành nhỏ, bấm bớt lá ở gốc và bấm đọt để kích thích cây mọc đọt và phát triển đều các tán lá.
Khi cây kín giàn, tiếp tục tạo tầng bằng cách kéo nhánh xuống dưới. Tạo nhiều tầng cho cây nhằm mục đích tăng diện tích giàn, tăng năng suất đậu quả.
Vừa rồi Tanixa cũng đã giới thiệu đến quý bà con một vài kỹ thuật trồng chanh dây. Mong rằng sau bài viết này, bà con sẽ có thêm kinh nghiệm để ứng dụng vào mô hình trồng chanh dây hiệu quả và cho năng suất cao.