PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN GÂY HẠI TRÊN LÚA

Đạo ôn không chỉ là loại bệnh gây hại lên nhiều bộ phận của cây lúa mà còn có khả năng phát sinh gây hại từ khi cây lúa ở giai đoạn cây con. Bệnh đạo ôn gây thiệt hại nặng nề cho các vụ mùa lúa trong nhiều năm qua, nếu không phòng bệnh và trị bệnh kịp thời, bệnh đạo ôn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Trong bài viết hôm nay, mời bà con nhà nông cùng Tanixa tìm hiểu về loại bệnh hại này.

1. Tổng quan về bệnh đạo ôn trên lúa

– Tác nhân gây ra bệnh đạo ôn trên lúa là do nấm Pyricularia grisea

– Bệnh đạo ôn còn được biết đến là bệnh cháy lá lúa

– Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có giống lúa kháng được loại bệnh hại này, chính vì thế, bà con cần phun thuốc phòng bệnh và điều trị kịp thời trước khi bệnh đạo ôn gây hại nặng nề cho mùa màng.

Bệnh đạo ôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa
Bệnh đạo ôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa

2. Triệu chứng và tác hại của bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ khi lúa còn ở giai đoạn cây con đến khi thu hoạch và gây hại lên tất cả bộ phận trên cây lúa như lá, bẹ lá, gié, cổ bông và hạt.

Ban đầu khi vết bệnh mới xuất hiện sẽ có màu trắng, sau đó vết bệnh chuyển dần thành màu nâu nhỏ có kích thước bằng đầu kim.

Càng về sau, vết bệnh lan rộng một cách nhanh chóng và chuyển sang màu nâu nhạt dưới dạng hình thoi, nhọn ở 2 đầu, rộng ở phần giữa và ở giữa có màu xám tro, xung quanh màu nâu đậm. Vòng ngoài cùng của vết bệnh có màu nâu vàng nhạt.

Khi bệnh phát triển nặng, các vết bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành những vết lớn làm cho lá bị cháy khô, chính vì thế nhiều người còn gọi bệnh đạo ôn là bệnh cháy lá.

Một số ruộng bị bệnh đạo ôn tấn công nặng có thể dẫn đến tình trạng bị cháy hoàn toàn lá lúa trên ruộng, từ đó cây lúa không thể quang hợp được, làm cho bộ rễ cây lúa bị thối và không hồi phục.

Bệnh đạo ôn gây hại lên tất cả bộ phận trên cây lúa như lá, bẹ lá, gié, cổ bông và hạt
Bệnh đạo ôn gây hại lên tất cả bộ phận trên cây lúa như lá, bẹ lá, gié, cổ bông và hạt

3. Điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển và gây hại

Bào tử nấm Pyricularia grisea thường tồn tại trong rơm rạ hoặc lúa chét dưới dạng sợi nấm.

Ngoài ra, bào tử nấm còn ẩn nấp và tổn tại trên những loại cỏ mọc xung quanh trên đồng ruộng như cỏ chỉ, cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, lúa ma,…

Thông thường, bào tử nấm sẽ phát sinh vào ban đêm mà mức độ gây bệnh tùy theo điều kiện thời tiết. Đặc biệt bào tử nấm sẽ phát triển rất mạnh khi thời tiết thuận lợi như độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp kết hợp với mưa hoặc trời âm u, nhiều sương bù.

Đối với ruộng lúa, những khu vực có bóng mát hoặc tối, khuất ánh nắng sẽ bị bệnh đạo ôn tấn công nặng hơn những khu vực khác.

Ngoài ra, bệnh đạo ôn còn gây hại nặng ở những khu vực ruộng trũng thấp, khó thoát nước.

Đối với ruộng dùng giống nhiễm bệnh đạo ôn mà bà con bón thừa phân đạm cũng tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn phát triển mạnh mẽ.

Nấm Pyricularia grisea gây bệnh đạo ôn cũng lây lan như các loại nấm bệnh khác, chúng thường bay theo gió hoặc đường nước chảy của nước mưa hoặc nước tưới.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử nấm bệnh sẽ xâm nhập vào mô cây, sau 2 ngày thì vết bệnh bắt đầu xuất hiện trên cây lúa. Từ 5-7 ngày sau khi xâm nhập vào cây, nấm bệnh đã sinh sản ra những bào tử mới và bắt đầu hành trình phân tán, lây nhiễm bệnh sang các cây khác qua đường không khí.

Vết bệnh đạo ôn trên lá lúa
Vết bệnh đạo ôn trên lá lúa

Một điểm gây hại đặc biệt của nấm Pyricularia grisea khiến cho bệnh đạo ôn nâng mức độ gây hại nguy hiểm lên đó chính là trong quá trình xâm nhập vào mô cây, nấm bệnh sẽ tiết ra một số độc tố như Pyricularin và Alpha – picolinic acid. 

Các độc tố này hòa tan trong nước rồi lan ra làm kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa, làm chết tế bào của lá lúa rồi làm cây lúa nhiễm bệnh và vết bệnh sẽ xuất hiện hình mắt én. 

  • Mỗi vết bệnh hình mắt én sẽ phóng thích từ 2000 đến 6000 bào tử nấm trong một ngày và lây lan bệnh hại rất nhanh.
  • Bệnh gây hại nặng sẽ làm chết cả bụi lúa hoặc cả ruộng lúa.
  • Nhìn từ xa, ta sẽ thấy trên ruộng xuất hiện những vùng lõm có lúa cháy nâu và chết lụi mà bà con thường gọi là lúa “sụp mặt”.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa

Vì tính chất gây hại nặng nề và nhanh chóng của bệnh đạo ôn, bà con cần phun thuốc phòng bệnh từ sớm và áp dụng kết hợp những biện pháp phòng bệnh một cách chặt chẽ như:

– Chọn giống khỏe, ít nhiễm bệnh đạo ôn, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Oliga Max Gold để cây khỏe, hạn chế bệnh hại về sau.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Kích rễ. Ức chế tuyến trùng. Ức chế nấm Phytopthora. Ngăn ngừa vàng lá thối rễ tái phát. Tăng hiệu quả thuốc rầy, nhện, bọ trĩ. Ngâm ủ giống.

– Gieo sạ với mật độ vừa phải

– Trồng luân canh lúa với các loại cây trồng cạn nhằm tiêu diệt bào tử nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật.

– Vệ sinh, dọn dẹp đồng ruộng sau khi thu hoạch bằng các hình thức như: dọn sạch rơm rạ, tàn dư, cày bừa, nhổ và dọn cỏ dại ra khỏi ruộng

– Bón cân đối các loại phân lân, đạm, kali. Đặc biệt vào giai đoạn cuối đẻ nhánh và sau trổ, bà con không nên bón quá nhiều phân đạm. Trường hợp ruộng đang nhiễm bệnh mà điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển thì nên ngưng bón hẳn phân đạm và không để ruộng khô nước.

– Phun thuốc phòng bệnh từ sớm và định kỳ để hạn chế nấm bệnh phát sinh và phát triển bệnh.

– Đối với bệnh đạo ôn, bà con cần phun phòng hoặc phun khi bệnh vừa chớm xuất hiện để sớm kiểm soát bệnh hại bằng cách pha 25ml Tanixa Bio Que/bình 25 lít nước.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.

Lưu ý:

  • Phun khi bệnh chớm xuất hiện
  • Phun lặp lại khi cần thiết.

Có thể thấy, bệnh đạo ôn là một loại bệnh nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng đến năng suất của mùa vụ mà đến hiện nay vẫn chưa có giống lúa kháng được loại bệnh này. Chính vì thế, bà con cần kiểm soát chặt chẽ và phối hợp các biện pháp phòng bệnh để bệnh đạo ôn không gây hại mùa màng.

Cập nhật lúc 10:33 - 21/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề