Bọ trĩ là gì?
Bọ trĩ còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là “bù lạch”, là loài côn trùng gây hại đa thực với phổ ký chủ rộng trên nhiều loại cây trồng từ cây ăn trái, cây rau màu, cây lúa đến cả cây công nghiệp. Loài bọ trĩ thường gây hại trên cây rau màu được ghi nhận là loài có tên khoa học Scirtothrips dorsalis Hood, vậy chúng phát sinh và phát triển như thế nào trên đồng ruộng và cần những biện pháp nào để ngăn ngừa và tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả? Cùng Tanixa tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tên khoa học: Scirtothrips dorsalis Hood
Họ: Bọ trĩ Thripidae
Bộ: Cánh tơ Thysanoptera
Đặc điểm hình thái
– Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, khi mới đẻ trứng trong suốt, lúc sắp nở thì có màu vàng nhạt.
– Bọ trĩ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không có cánh. Sang tuổi 2, ấu trùng bọ trị có kích thước tương đương bọ trĩ trưởng thành.
– Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn, mập, lộ rõ hai mầm cánh.
– Nhộng màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ màu đỏ, mầm cánh dài hơn, râu đầu ngắn. Nhộng cái có phần bụng nhọn, nhộng đực phần cuối bụng ít nhọn hơn.
– Bọ trĩ trưởng thành có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,8 – 1mm, cơ thể màu vàng đến vàng cam, mắt đen. Hai bên rìa có nhiều lông nhỏ dài.
Đặc điểm sinh học
– Bọ trĩ phát triển quanh năm, mạnh nhất khi nhiệt độ ấm, trời khô lạnh.
– Vòng đời bọ trĩ khoảng 15 – 20 ngày.
- Giai đoạn trứng khoảng 02 – 07 ngày.
- Giai đoạn ấu trùng khoảng 08 – 10 ngày.
- Giai đoạn nhộng khoảng 02 – 04 ngày.
- Thành trùng kéo dài 13 – 15 ngày.
– Sau vũ hóa 3 ngày, con cái bắt đầu đẻ trứng.
– Một con cái có thể đẻ từ 20 – 25 trứng.
– Con trưởng thành thường đẻ trứng trong mô lá non, trái non hoặc cành non.
– Sau khi hoàn thành tuổi 2, một số ấu trùng sẽ rơi xuống đất để hoá nhộng, một số khác sẽ hóa nhộng trong các khe nứt của cây hoặc trong cuốn lá.
– Bọ trĩ gây hại trên cây thuộc họ cam quýt và nhiều loại cây trồng khác.
Khả năng gây hại
– Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá non, trái non.
- Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong.
- Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.
– Thường tấn công, gây hại lên cây trồng giai đoạn đang ra hoa
– Trái bị hại nặng nhất vào giai đoạn trái còn rất nhỏ (khi hoa vừa rụng cánh cho đến khi trái có đường kính khoảng 4cm)
– Bọ trĩ phát triển nhiều trong mùa khô, nắng nóng.
– Là tác nhân truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây trồng.
– Bọ trĩ bay kém nhưng có thể dễ dàng lây lan trên diện rộng bằng cách bay theo gió hoặc di chuyển trên thực vật bị nhiễm khuẩn.
– Bọ trĩ dùng miệng chích hút dịch bên trong cây trồng, làm tế bào thực vật bị phá vỡ, biến dạng lá, hoa, trái hoặc các đốm bạc nhỏ li ti trên lá, trên trái dần mở rộng.
– Khi ở mật độ cao, bọ trĩ sẽ tấn công cả trái lớn, gây những vết sẹo trên vỏ trái làm giảm giá trị thương phẩm.
Triệu chứng do bọ trĩ gây hại
– Làm mép lá non cong lên.
– Lá bị hại màu xanh nhạt hơn hoặc đậm hơn bình thường.
– Phiến lá non phồng rộp, gân lá biến dạng, chồi non kém phát triển.
– Nếu tấn công giai đoạn ra hoa có thể làm rụng hoa, k đậu trái hoặc trái không phát triển được như bình thường.
Biện pháp phòng trừ
– Thu nhặt những trái, lá bị hại đem tiêu hủy.
– Phun nước lên cây có thể hạn chế mật độ bọ trĩ.
– Sử dụng chế phẩm sinh học của Tanixa, được nghiên cứu và sản xuất theo Công nghệ sinh học Nano, bà con phun kết hợp Tanixa Xudu Max kết hợp Bio Feed Tanixa với liều dùng 1-2ml Tanixa Xudu Max + 1-2ml Bio Feed Tanixa 1 lít nước
Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh