Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây mận

Mận là loại cây ăn quả mọng nước và khá nhạy cảm nên mận thường dễ bị nhiễm sâu bệnh, nấm hại. Để tìm hiểu rõ hơn về các bệnh hại này cũng như biện pháp xử lý cây mận khi bị bệnh, Tanixa kính mời quý bà con nông dân cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các loại sâu gây hại trên mận

Vì cây mận là loạin cây dễ nhiễm sâu bệnh nên bà con nông dân thường sẽ gặp một số loại sâu bệnh gây hại như:

Sâu ăn lá và sâu lông

Đây là các loại côn trùng gây hại, chúng xuất hiện thường xuyên trên cây mận và có có khá nhiều loài sâu bướm khác nhau thường để trứng trên lá sau đó trứng nở thành sâu non và bắt đầu tấn công những lá non, bông, trái. Mỗi lần chúng lột xác sẽ tăng kích thước đáng kể và gây hại cho cây mận.

Đối với sâu lông chúng thường có vài loại đặc trưng mà bà con nông dân thường gặp như màu đen, màu nâu vàng, màu đỏ. Thông thường chúng ăn những lá non và ăn phần lá và chừa lại phần gân lá. Vì chúng sinh trưởng và phát triển mạnh nếu không xử lý thì chỉ trong khoảng một thời gian ngắn sâu lông có thể ăn trụi tất cả lá non, đọt non, trái dẫn đến cây chậm phát triển, không thể quang hợp, dẫn đến chết cây.

Rệp sáp, rầy mềm

Ngoài các loại sâu ăn lá thì cây mận cũng xuất hiện các loại côn trùng gây hại cực kì quen thuộc với bà con nông dân đó chính là rầy, rệp sáp. Chúng có hình Oval, màu trắng và thường bám vào các đọt non, trái non và thân cây để hút nhựa. Chúng đặc biệt tấn công mạnh ở phần lá bánh tẻ.

Rầy mềm là loại rầy nhỏ có kích thước bé hơn so với rệp sáp có màu vàng nhạt, đen hoặc hình trái lê, chúng thường sống và tập trung gây hái chủ yếu ở các trái non.

Ruồi vàng đục trái

Nhắc đến ruồi vàng đục trái chắc hẳn có rất nhiều bà con nông dân thường lo lắng vì đây là một loại thiên địch vô cùng khó trị. Ruồi vàng đục trái là côn trùng gây hại thuộc họ ruồi trái cây.

Chúng thường gây hại trên cây ăn quả bằng cách chích vào trái và đẻ trứng sau đó các ấu trùng dòi sẽ bắt đầu phát triển và tấn công vào phần thịt làm cho cho trái bị thối hoặc rụng ngay từ khi còn nhỏ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Đặc biệt là trong giai đoạn mùa mưa, ruồi vàng đục trái sẽ tấn công vào trái nhiều nhất. Chính vì thế nếu không có biện pháp xử lý thì đa phần mận và các loại trái cây khác trong giai đoạn này đều bị dòi và không ăn được.

Sâu đục thân, đục cành

Sâu đục thân, đục cành là loại sâu bệnh chuyên phá hoại trên thân cây, cành. Chúng ăn nhựa cây, lõi cây và sinh sản. Các ấu trùng này sau khi nở sẽ tiếp tục phá hoại thân cây làm cho cây bị lở loét, khô cành, gãy nhánh khiến cây suy dần rồi chết.

Các loại bệnh thường gặp trên mận

Vì mận là loại cây mẫn cảm nên cây mận cũng thường xuyên xuất hiện các loại bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất của bà con nông dân như:

Bệnh thối nhũn

Đây là tình trạng trái mận xuất hiện các vết màu nhạt hơn và có tình trạng sũng nướcTức là, trên quả thường xuất hiện các chấm màu nhạt hơn và có thể sũng nước, sau đó các vết bệnh này sẽ lan rộng ra và làm trái bị thối một phần hoặc toàn bộ. Bệnh thường tấn công ở các trái mận có vị trí thấp hoặc ở những cành sum suê.

Bệnh nấm

Nấm bệnh thường xuất hiện trên vào khoảng thời gian tháng 6. Trái mận khi bị nấm bệnh thường xuất hiện các đốm nâu ở bên ngoài và sau đó lây lan sang các phần khác của trái làm trắng một vùng. Những chiếc lá có chứa bào từ của nấm sẽ vàng và rụng dần rồi đến trái.

Biện pháp xử lý và phòng ngừa sâu bệnh trên cây mận

Để phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây mận bà con nông dân có thể chủ động tiến hành các biện pháp như sau:

Để trị rầy, rệp sáp trên cây mận, bà con có thể áp dụng như sau: 1 chai Feed Max + 1/2 chai Stick Max /200 lít nước. Feed Max có công dụng làm Chết Rệp + Stick Max làm phá lớp sáp (Công nghệ nano giúp loang trãi, thấm sâu phá lớp sáp. Sau 3 – 5 ngày thì tiến hành phun tẩy toàn lớp sáp: 1 Clear Max 500ml + 1/2 chai Stick Max/ 400-500 lít nước.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Đặc trị rầy, bọ trĩ, nhện, rệp sáp

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dính như sam. Vua bám dính - Vua loang trái

Liên hệ giá - 038 859 5788

Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu

Ruồi đục trái: Ruồi đục trái chắc hẳn là loại côn trùng gây hại khiến nhiều nhà nông đau đầu vì không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ khiến cho năng suất trái bị giảm. Để khắc phục tình trạng ruồi vàng đậu trái và chích hút, bà con nông dân nên sử dụng Cabo Max khắc tinh ruồi vàng bằng hiệu ứng phản quang nano, hạn chế ruồi vàng đục trái và côn trùng chích hút, chống rụng hoa, trái non, nứt trái, thối trái. Bà con pha 1 -2 ml Cabo Max với 1 lít nước và phun đều lên trái.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Hạn chế ruồi vàng đục trái & côn trùng chích hút. Chống rụng hoa, trái non, nứt trái, thối trái. Tăng hiệu lực thuốc, tăng kí, nặng trái.

Để phun diệt sâu, đuổi bướm trên mận và tránh hiện tượng sâu kháng thuốc, bà con có thể phun lặp lại nhiều lần: Liều dùng : 1 chai Rolex Max Gold + 1/2 chai Stick Max/200 lít nước.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Đặc trị sâu, đuổi bướm

Ngoài ra bà con nên lựa chọn giống cây trồng có khả năng kháng bệnh. Trồng cây mận với mật độ thích hợp, thoáng khí để cây có đủ ánh sáng quang hợp, tránh vườn quá ẩm ướt, cắt tỉa cành nhánh sau mỗi vụ thu hoạch.

Dùng bao trái mận để giảm nguy cơ sâu bệnh và ruồi vàng đục trái tấn công đồng thời đảm bảo quả an toàn, chất lượng tốt.

Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra và phát hiện sâu kịp thời.

Nên thường xuyên vệ sinh vườn và nuôi các loại thiên địch ăn sâu, rệp như kiến vàng.

Vừa rồi là một số thông tin mà Tanixa gửi đến quý bà con một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây mận. Mong rằng bài viết vừa rồi có thể giúp bà con có thêm kiến thức để phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả cho năng suất cao.

Cập nhật lúc 11:33 - 08/09/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề