Là loài sâu đa thực, tấn công trên nhiều loại rau màu khác nhau với tốc độ phát triển, gia tăng số lượng rất nhanh, lây lan trên diện rộng, sâu xanh da láng được xem như một loại côn trùng bệnh hại nguy hiểm, uy hiếp vụ mùa của bà con nông dân trước nguy cơ mất trắng. Chính vì thế, cần hiểu rõ về loài sâu này và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hợp lý.
Tổng quan về sâu xanh da láng
Tên khoa học: Spodoptera exigua
Họ: Bướm đêm Noctuidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Sâu xanh da láng có hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ con hơn. Hành là loài ký chủ ưa thích của chúng chính vì thế chúng gây hại rất nghiêm trọng đến cây hành, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Tuy nhiên, người ta còn phát hiện loài sâu này cũng đã tấn công gây hại sang một số loại rau màu khác như rau ăn lá, cà chua, dưa hấu, nho và đậu các loại.
Đặc điểm hình thái
– Con trưởng thành (bướm) màu nâu, có đốm vàng ở giữa cánh. Cánh trước có màu xám và nâu lốm đốm. Cánh sau có màu xám hoặc trắng đồng đều hơn, có một đường đậm ở phía rìa. Bướm có kích thước vừa phải, sải cánh từ 25 – 30 mm.
– Trứng được đẻ thành từng ổ từ giữa lá đến ngọn lá hành. Mỗi ổ từ 50-100 trứng. Ổ trứng được phủ bởi một lớp vẩy trắng bên ngoài.
– Một con trưởng thành có thể đẻ 3-4 ổ trứng/ lá.
– Sâu non có 5 tuổi.
- Sâu non có màu xanh bóng giống màu lá hành.
- Sâu lớn chuyển màu xanh vàng, nhẵn bóng, ít lông tơ, trên lưng có 5 sọc.
- Sâu đủ tuổi có đẫy sức dài 12 – 15 mm.
– Nhộng nằm trong đất, có màu vàng nâu, cuối bụng có 2 gai nhỏ, phía trên lưng có 2 gai nhỏ khác.
Đặc điểm sinh học
– Bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm và cũng đẻ trứng vào ban đêm.
– Một bướm cái có thể đẻ từ 300 – 400 trứng.
– Sâu non mới nở phá tập trung ở phần xung quanh ổ trứng.
– Sâu tuổi 1 chui vào bên trong ống hành ăn phần thịt lá, qua tuổi 2-3 chúng phân tán sang các lá xung quanh.
– Sâu tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động, đây cũng là cách để chúng phân tán, lây lan sang các cây khác.
– Sâu xanh da láng thường phát triển và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, khô hạn, ít mưa.
– Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày trời nắng nóng sâu thường chui xuống đất.
– Sâu hóa nhộng trong đất, chúng thường chui vào tàn dư hoặc lá khô để hoá nhộng.
– Chu kỳ sinh trưởng của sâu xanh da láng ngắn hơn 1 tháng vì vậy mà mật độ sâu phát triển và gia tăng rất nhanh, lây lan rất dễ và có sự kháng thuốc rất mạnh.
– Vòng đời sâu xanh da láng trong khoảng từ 30 – 40 ngày, trong đó:
- Thời gian trứng: 4 – 5 ngày.
- Thời gian sâu non: 15 – 21 ngày.
- Thời gian nhộng: 4 – 7 ngày.
- Thời gian trưởng thành: 5 – 7 ngày.
Đặc điểm gây hại
– Gây hại nặng nhất trên cây hành và các cây họ đậu…
– Sâu xanh da láng cạp thịt lá làm mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp của cây làm bụi hành còi cọc, lá bị cắn thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn.
– Sâu non thường cạp biểu bì lá, ăn các phần non của cây.
– Sâu lớn tuổi có khả năng phát tán rộng, ăn phá mạnh.
– Sâu xanh da láng có đặc tính kháng thuốc mạnh, lại tích lũy gia tăng số lượng rất nhanh, cắn phá rất mạnh, gây hại nặng nề lên ruộng hành, khiến cây khô héo, xơ xác và chết. Khả năng mất trắng cả mùa vụ rất cao nếu không có phát hiện, tiêu diệt kịp thời.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác
– Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất diệt sâu, nhộng.
– Trước khi trồng cần đưa nước vào ngập ruộng hoặc sử dụng màng phủ nilon diệt nhộng trong đất.
– Luân canh với các cây không phải ký chủ của sâu.
– Chọn giống tốt, khỏe, không có nguồn bệnh từ mùa vụ trước.
– Không trồng cây với mật độ quá dày.
– Thường xuyên tỉa lá gốc để cây thông thoáng.
– Bón phân cân đối, hợp lý, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt từ đó giúp rễ cây phát triển mạnh, nhiều rễ tơ, cây sinh trưởng khỏe tạo chống chịu tốt.
– Thường xuyên thăm đồng ruộng hành để sớm phát hiện nguồn trứng sâu bệnh.
– Bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối.
– Ngắt bỏ, tiêu hủy các lá bị hại, đưa các ổ trứng sâu ra khỏi ruộng.
Giải pháp công nghệ sinh học Nano
– Để ngăn ngừa bướm đến đẻ trứng trên ruộng hành, làm phát sinh nguồn sâu bệnh, gây khó khăn trong việc tiêu diệt triệt khi sâu gia tăng nhanh mật số cũng như lây lan nhanh, bà con nông dân cần phun thuốc ngăn ngừa từ sớm.
– Nông dân có thể dùng kết hợp 4 loại chế phẩm sinh học Tanixa Xudu Max, Tanixa Bio BTK, Bio Feed Tanixa và Rolex Max Gold được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ sinh học Nano của Tanixa.
Tanixa Xudu Max: Gây ngán ăn, hạn chế sinh sản, ngăn ngừa bướm.
Tanixa Bio Btk: Gây ngộ độc sâu theo đường ăn, hạn chế tính kháng thuốc
Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh
Bio Feed Tanixa: Gây chết sâu theo đường nấm kí sinh và gây độc tố đường ăn
Rolex Max Gold: Đặc trị sâu, xua đuổi bướm, tránh kháng thuốc
Liều dùng:
- 2 ml Tanixa Xudu Max + 2 ml Tanixa Bio BTK + 2 ml Tanixa Bio Feed/1 lít nước, phun định kỳ
Lưu ý: Phun định kỳ sẽ không có bướm, không có sâu.