RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Là loài côn trùng thường xuyên gây hại trên cây ổi, rầy phấn trắng không chỉ ảnh hưởng về cái nhìn cảm quan của cây trồng mà còn gây tổn hại về chất lượng nông sản, làm giảm giá trị thương phẩm của mùa vụ, gián tiếp tác động đến kinh tế của nhà nông. Thấu hiểu được những khó khăn và nỗi lo âu của bà con nông dân, Tanixa đã nghiên cứu và sản xuất ra dòng sản phẩm phòng trừ rầy phấn trắng. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về loài côn trùng gây hại này nhé!

Rầy phấn trắng là gì?

Rầy phấn trắng là côn trùng gây hại nặng với phổ ký chủ rất đa dạng, trên 27 họ và trên 100 loài cây khác nhau từ cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp đến cây hoa màu, hoa kiểng. Đặc biệt, chúng gây hại phổ biến nhất trên cây ổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất mùa vụ và chất lượng trái.

Rầy phấn trắng có nhiều loài đa dạng, tại Việt Nam, rầy phấn trắng nổi bật nhất là các loài Aleurodicus dispersus Russell, Bemisia tabaci Gennadius, Dialeurodes sp.. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus

Rầy phấn trắng là côn trùng gây hại nặng với phổ ký chủ rất đa dạng

Tên khoa học: Aleurodicus dispersus

Họ: Bọ phấn trắng Aleyrodidae

Bộ: Cánh nửa Hemiptera

Phân bổ

– Rầy phấn trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe.

– Rầy phấn trắng được báo cáo xuất hiện một số khu vực châu Mỹ, châu Á, Thái Bình Dương.

– Đặc biệt rầy phấn trắng xuất hiện nhiều ở các vùng duyên hải.

Đặc điểm hình thái

– Trứng hình elip, dài 0.5mm, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng.

– Ấu trùng tuổi 1 có chân và râu rõ rệt, dài 0.25mm, chưa phủ lớp phấn sáp trắng.

– Ấu trùng tuổi 2-3 dài 0.6 – 1mm, thường bất động, không có cánh

– Nhộng cũng là ấu trùng tuổi 4 dài 1.2m, trên cơ thể có những sợi sáp trắng dài.

– Rầy trưởng thành (thành trùng) có kích thước nhỏ, dài khoảng 1.5 – 2mm, có hai cánh trắng, râu đầu ngắn, có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể, mắt màu đỏ nâu hơi sậm. Cánh của rầy phấn trắng trưởng thành lúc mới vũ hoá có màu trong suốt, sau đó vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng.

Đặc điểm sinh học

– Vòng đời của rầy phấn trắng khoảng 21 – 43 ngày.

  • Giai đoạn trứng: 5 – 8 ngày.
  • Giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi: 15 – 33 ngày.
  • Giai đoạn thành trùng đến khi đẻ trứng: 1 – 2 ngày.
  • Thanh trùng sống khoảng 14 ngày.

– Rầy trưởng thành và ấu trùng đều sống mặt dưới lá.

– Rầy phấn trắng trưởng thành đẻ trứng ngay trong ngày vũ hoá và tiếp tục đẻ trứng trong suốt vòng đời của chúng.

– Rầy phấn trắng đẻ trứng ở mặt dưới lá, đẻ rải rác thành vòng tròn hình xoắn ốc, được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn. Mỗi vòng xoắn có khoảng 15 – 20 trứng.

– Tỉ lệ nở trứng của rầy phấn trắng là 94%.

– Ấu trùng tuổi 1 (con rận)  di chuyển nhanh, tìm nơi phù hợp dưới lá để sống cố định.

– Ấu trùng tuổi 2, 3, 4 gần như không di chuyển, không hoạt động.

– Nếu không giao phối, rầy phấn trắng cái sẽ đẻ thế hệ con cháu toàn là con đực, nếu giao phối sẽ đẻ cả con đực và con gái.

– Rầy phấn trắng hoạt động mạnh vào vài giờ trong buổi sáng. 

– Rầy phấn trắng thường giao phối trong khoảng thời gian buổi chiều.

Thiên địch

Rầy phấn trắng có nhiều loài thiên địch đa dạng.

  • Ong ký sinh
  • Ruồi ăn thịt
  • Bọ cánh lưới
  • Bọ rùa trắng
  • Nấm ký sinh

Triệu chứng và khả năng gây hại

– Rầy non tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, các tua sáp này làm cho mặt dưới lá một lớp bông phấn trắng.

– Rầy phấn trắng có thể gây hại lên cây trồng theo 3 cách khác nhau: gây hại trực tiếp, gây hại gián tiếp, truyền bệnh virus

  • Gây hại trực tiếp: Cả ấu trùng và thanh trùng đều chích hút dịch của lá cây non làm cho lá cây bị rụng sớm, gây hại nặng lên mặt dưới lá tuy nhiên chúng không làm chết cây.
  • Gây hại gián tiếp: Sự bài tiết chất mật ngọt cùng lớp sáp của rầy phấn trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, trái, giảm khả năng quang hợp của cây, đồng thời làm giảm giá trị thương phẩm khi trái bị hại.
  • Truyền bệnh virus: Rầy phấn trắng là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng. Chúng chích hút ở cây mang một số mầm bệnh cụ thể sau đó bay sang cây khỏe chích hút, từ đó lây truyền virus bệnh hại lên cây trồng.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

– Không trồng cây với mật độ quá dày.

– Thường xuyên cắt tỉa, tiêu huỷ những cành bị sâu bệnh, cành tược nằm khuất trong tán lá, cành già không có khả năng cho trái để vườn được thông thoáng.

– Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc nhằm loại bỏ đi nơi cư trú của kiến hôi – loài côn trùng cộng sinh với rầy phấn trắng.

– Dùng máy bơm có áp suất cao, phun mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rầy đeo bám để rửa trôi rầy.

– Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện nguồn bệnh và phun thuốc kịp thời.

Biện pháp Công nghệ sinh học Nano

– Sử dụng chế phẩm sinh học công nghệ nano Tanixa Xudu Max để gây ngán, hạn chế sinh sản, gây chết rầy phấn trắng

Liều dùng: 

  • 1-2 ml Tanixa Xudu Max 1 lít nước, phun qua lá.
  • Hiệu quả tốt nhất khi phun béc ngược ướt mặt dưới lá.

Hiệu quả:

  • Sau 2 ngày phun
Liên hệ giá - 038 859 5788

Ngăn ngừa bướm, nhện, rầy, bọ trĩ. Tăng hiệu lực thuốc.

Lưu ý:

  • Phun định kỳ 2 – 3 lần để ngăn ngừa sự sinh sản của rầy phấn trắng trưởng thành.
  • Kết hợp với chế phẩm sinh học Tanixa Bio Feed để tăng hiệu quả kiểm soát.
Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp sinh học kiểm soát rầy, nhện, rệp sáp, sâu kháng - Độc tố đường ăn, nấm kí sinh

Cập nhật lúc 15:21 - 13/06/2023
5/5 - (2 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *