Từ lâu cây dưa leo đã trở thành cây nông nghiệp chủ lực ở nhiều địa phương bởi dưa leo là giống cây dễ trồng và mang lại giá trị kinh tế cao ở nhiều địa phương. Tuy nhiên dưa leo cũng là giống cây nhạy cảm, dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh sương mai vào mùa mưa.
Để giúp quý bà con nắm vững kỹ thuật canh tác để có một vụ mùa bội thu cũng như mang đến những kiến thức cần thiết về thuốc trị bệnh sương mai trên dưa leo, Tanixa kính mời quý bà con cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh sương mai là bệnh gì?
Bệnh sương mai là một loại bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mừa mua và nhanh chóng lây lan trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm ướt. Bệnh xuất hiện ban đầu ở lá, có hình đa giác góc cạnh rất rõ ràng và xuất hiện rải rác trên lá.
Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận biết bệnh khi quan sát vào sáng sớm khi nhìn kỹ mặt dưới lá sẽ có lớp bụi màu hơi tím, ướt sũng và dễ mất đi dưới ánh sáng mặt trời, bụi này chính là cơ quan sinh sản của nấm và phát tán nhờ gió đặc biệt trong thời tiết buổi sáng nếu có sương mù bệnh có thể tấn công ở những lá non ở những tầng trên cùng.
Khi già, vết bệnh đổi màu cam đến nâu đỏ rồi đến nâu sậm, xung quanh vết bệnh có viền vàng. Lá bệnh khô, rách và co rúm lại sau đó khô vàng, rụng đi, trên cây chỉ còn lại những lá non, cây phát triển kém, trái nhỏ.
Bệnh sương mai thường gây hại trên ruộng dưa nặng nhất là vào mùa mưa. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành, hoa và trái. Bị nặng cây có thể dẫn đến chết cây.
Kỹ thuật trồng dưa leo trong mùa mưa
Để trồng dưa leo trong mùa mưa, bà con nông dân cần phải lựa chọn giống trồng đảm bảo dễ trồng, nhanh thu hoạch và thích ứng với điều kiện sống khác nhau. Quả dưa leo chọn lấy hạt làm giống nên được chọn lựa kỹ càng hoặc bà con có thể mua hạt giống tại những địa chỉ uy tín sau đó ủ cho hạt nảy mầm và tiến hành gieo trồng.
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Bà con cần chuẩn bị đất trồng và xới đất tạo luống cao lên khoảng 20-30cm trước khi gieo hạt. Đất trồng cần được trộn với các loại phân bón hữu cơ để tăng chất dinh dưỡng cho cây.
Bước 2: Gieo hạt giống
Để giúp cây phát triển tốt, bà con cần đào lỗ sâu khoảng 0.5cm và gieo phần đầu rễ xuống bên dưới đảm bảo đầu mầm nằm ngang với mặt đất. Sau đó, bà cọn tiến hành phủ lên một lớp rơm mỏng để giúp giữ độ ẩm cho cây và giúp cây phát triển an toàn ngay sau khi trồng xong.
Bước 3: Tưới nước
Trong hai tuần đầu sau khi trồng , bà con có thể tưới nước mỗi ngày vào các thời điểm sáng sớm và chiều tối. Ở tuần kế tiếp, bà con cần bón phân lân, kali, đạm bằng cách hoà với nước để tưới cây.
Bước 4: Chăm sóc
Thời điểm dưa leo sau một tháng trồng cần được chú ý dinh dưỡng và bón phân phù hợp để cây phát triển và ra hoa.
Bà con cần lưu ý thường xuyên vệ sinh cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây. Không nên cho cây quá cao để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Bước 5: Giai đoạn cây ra hoa
Khoảng 30 – 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Đây là giai đoạn nhạy cảm của cây và cũng là thời điểm tăng năng suất cây dưa leo. Để tăng năng suất của dưa leo đậu quả, bà con cần chú ý đến việc thụ phấn của cây và loại bỏ bớt hoa đực. Bà con cần tưới nước đầy đủ cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối, chỉ tưới vừa đủ tránh đọng nước dễ làm cây bị úng rễ. Trường hợp nếu tưới nước quá ít trái dưa leo sẽ rất dễ bị đắng và nhỏ trái.
Phòng trừ sâu bệnh cho dưa leo trong mùa mưa
Trong mùa mưa, dưa leo rất dễ mắc nhiều bệnh như:
Bọ trĩ: chích hút làm rụng hoa quả thường tập trung ở búp non và làm chậm phát triển quả, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh vi rút gây xoăn, chùn ngọn. Để phòng ngừa bọ trĩ, bà con sử dụng 2ml Viruka Max + 2ml Vermi Max + thuốc rầy/1 lít nước phun lá.
Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao
Giải pháp cho bệnh khảm, đầu lân, gù đầu & Virus hại cây trồng.
Ruồi vàng đục quả: Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi chui vào thịt quả gây hại làm quả rụng thối. Để khắc phục tình trạng ruồi vàng đục quả, bà con sử dụng 1 -2ml Cabo Max /1 lít nước. Công nghệ phản quang nano sẽ làm ruồi bị chói mắt không nhận biết được trái để đậu và chích.
Hạn chế ruồi vàng đục trái & côn trùng chích hút. Chống rụng hoa, trái non, nứt trái, thối trái. Tăng hiệu lực thuốc, tăng kí, nặng trái.
Bệnh mốc sương (sương mai): Vết bệnh hình đa giác có nhiều góc cạnh, lúc đầu màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu, vào buổi sáng quan sát kỹ bề mặt dưới lá có thể nhìn thấy các sợi tơ nấm màu trắng bao phủ. Biện pháp: Để khắc phục tình trạng bệnh thán thư trên dưa leo bà con có thể sử dụng phun 1 -2 ml Tanixa Bio Que/ 1 lít nước tuỳ theo mức độ.
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
Vừa rồi Tanixa đã cung cấp một số thông tin về kỹ thuật trồng cây dưa leo và thuốc trị bệnh sương mai trên dưa leo. Mong rằng sau bài viết này, bà con sẽ có thêm kinh nghiệm trong canh tác dưa leo giúp cây tăng năng suất.