“Sầu riêng ai khéo đặt tên, ai sầu không biết riêng em không sầu”. Sầu riêng đã đi vào thơ ca, thấm vào tâm hồn của biết bao thế hệ, đặc biệt là người Miền Tây nơi mảnh đất trù phú với hoa thơm, trái ngọt. Sầu riêng Miền Tây hiện là cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng thơm ngon và được xem là cây chủ lực kinh tế chính của một số vùng ở khu vực Miền Tây. Vậy kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây như thế nào, trồng sầu riêng con ở Miền Tây ra sao để mang lại chất lượng và năng suất cao sau đây mời quý bà con nông dân hãy cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây
Sầu riêng là một giống cây ăn quả nhiệt đới, có hương vị đặc trưng và chứa nhiều dinh dưỡng. Hiện nay sầu riêng ở Miền Tây có nhiều giống khác nhau và được trồng phổ biến trong đó phải kể đến sầu riêng Ri6 với phần cơm dày, hạt lép, béo ngọt với hương thơm đặc trưng.
Sầu riêng Miền Tây thường được trồng trong giai đoạn từ tháng 5 -7 âm lịch vì đây là thời điểm mùa mưa, bà con có thể tận dụng nguồn nước mưa để canh tác.
Vậy kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây như thế nào có khó không và làm thế nào để cây sầu riêng phát triển khoẻ mạnh và cho năng suất cao? Điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Đất trồng
Cây sầu riêng là loài cây nhiệt đới và không thích hợp trồng ở những nơi đất cát. Trên những vùng đất thịt pha cát, đất phù sa, đất thịt và đất đỏ bazan cây sầu riêng sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Đất trồng sầu riêng phải có độ pH phù hợp, trong đất phải chứa nhiều chất hữu cơ, tơi xốp, độ thoát nước tốt để giúp cây tránh tình trạng ngập úng rễ.
Thông thường ở Miền Tây các cây sầu riêng sẽ được trồng theo mô đất và đào mương bên cạnh để giúp cây cung cấp đủ nước và dễ dàng xiết nước cho cây khô khi chuẩn bị làm bông.
Chọn giống sầu riêng
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây còn phụ thuộc vào việc chọn giống cây. Nếu bà con muốn cây sầu riêng đậu quả và cho năng suất cao thì việc chọn giống sầu riêng vô cùng quan trọng. Vì thế bà con nên chọn cây giống có năng suất cao, ít sâu bệnh và có tỉ lệ đậu trái ổn định trong vòng 5 năm.
Cách nhân giống sầu riêng
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây còn phụ thuộc vào việc nhân giống vì vậy sau mỗi vụ mùa bà con thường lựa chọn những trái sầu riêng chín cây không bị sượng để lấy hạt ươm mầm.
Đầu tiên, bà con sử dụng nước vôi để rửa hạt sau đó đem ủ để tăng khả năng nảy mầm. Sau đó các hạt sầu riêng sau khi đã ủ sẽ được đặt trong đất ẩm, đặt các hạt cách nhau 10cm và dùng cỏ khổ phủ lên một lớp mỏng, tưới nước mỗi ngày để giúp hạt nhanh chóng nảy mầm.
Sau khi hạt nảy mầm, bà con úp hạt xuống và đặt các hạt cách nhau 30x30cm. Sau đó phủ thêm một lớp cỏ và tưới nước cho đến khi cây ra 2-3 nhánh, chỉ nên giữ lại một nhánh cây phát triển tốt nhất.
Thời vụ và mật độ trồng sầu riêng ở miền Tây
Để sầu riêng có thể phát triển và cho năng suất cao thì mật độ trồng sầu cũng quyết định một phần không nhỏ. Sầu riêng cần phát triển tán lá nên khoảng cách giữa các cây sầu riêng cần phải được chú ý. Mật độ tốt nhất là 170-200 cây/ha, mỗi cây cách nhau một khoảng từ 6x6m – 8x8m.
Cách trồng sầu riêng ở Miền Tây
Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây thường được bà con nông dân áp dụng theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi ươm sầu riêng con thì tiến hành đào hố, hố trồng phải to hơn bầu cây để tránh làm động rễ.
Lưu ý cách xử lý hố trước khi trồng cây: Hố trồng nên được đào sâu khoảng 0,7m rộng 1x1m. Sau đó, bà con sử dụng 0,5kg vôi để xử lý mầm sâu bệnh trong đất.
Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 – 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên sau khi hố trồng xử lý được 1 tháng thì tiến hành cho cây con vào.
Bước 2: Rạch túi nilon quấn quanh bầu cây và đưa cây con xuống hố.
Bước 3: Rút túi nilon và nhẹ nhàng lấp đất ở xung quanh gốc cây.
Bước 4: Nén đất sao cho phần bầu cây nằm vừa vặn trong hố đất.
Bước 5: Sử dụng những cây cọc cắm cố định xung quanh để hạn chế cây sầu riêng bị đổ ngã.
Bước 6: Phủ lên một lớp rơm rạ và tưới nước giữ ẩm cho cây.
Khi sầu riêng trưởng thành, sau 5 năm sầu riêng sẽ bắt đầu cho trái. Khi muốn cây ra bông thì bà con nông dân Miền Tây thường sẽ xiết nước, đậy mủ trước đó 15 -20 ngày nhằm kích thích cây ra bông.
Vừa rồi là những thông tin mà Tanixa muốn gửi đến quý bà con nông dân về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây. Mong rằng qua bài viết này, quý bà con cũng đã có thêm những kiến thức về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Miền Tây.