1. Bệnh Thán thư
Tác nhân
Nấm Colletotrichum phomoides hoặc một số chủng như C. gloeosporioides. C. dematium. C. coccodes. là tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây cà chua.
Triệu chứng
Bệnh thán thư thường gây hại nặng lên cà chua vào giai đoạn thu hoạch khi trái gần chín.
Ngoài ra, trên trái xanh cũng xuất hiện những vết bệnh nhưng không rõ ràng và chậm phát triển hơn trên trái chín.
Trên trái, ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ lõm xuống và có hình tròn. Sau đó, vết bệnh phát triển ngày càng nhanh khi trái gần chín, rồi hình thành những vòng đồng tâm, lõm sâu làm thịt trái có nhạt màu, phần tâm giữa vết bệnh có màu sẫm hơn, chứa nhiều bào tử. Dần dần sẽ khiến trái bị thối.
Trên lá vết bệnh cũng có dạng lõm, sẫm màu và có quầng vàng.
Phần thân và rễ của cây cà chua cũng có khả năng bị nhiễm bệnh thán thư.
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh thán thư thường phát sinh và phát triển mạnh mẽ khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ cao, nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C.
Thông thường bệnh sẽ gây hại nặng nhất trong mùa mưa hoặc trong các vườn kém thoát nước.
Bào tử nấm bệnh thường phát tán theo gió trong không khí, nước mưa hoặc nước tưới để lây lan sang các bộ phận khác và cây khác trong vườn.
Biện pháp quản lý
- Chọn ít bệnh, có nguồn gốc rõ ràng
- Xử lý bệnh cho cây giống trước khi đưa vào trồng trong vườn
- Nên dùng màng phủ khi trồng và tạo rãnh thoát nước tốt trong vườn.
- Cần hạn chế tưới dư nước trong vườn.
- Dùng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp hạn chế bệnh phát sinh và phát triển trong vườn hơn là vòi tưới phun mưa
Trị bệnh
- 1 ml Silver Max Gold + 1 ml Tanixa Bio Que/1 lít nước
- Phun ướt đều cây
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
2. Bệnh Sương mai
Tác nhân
Bệnh sương mai được xem là loại bệnh hại nghiêm trọng nhất trên cà chua, do nấm Phytophthora infestans là tác nhân chính gây ra.
Triệu chứng
Bệnh sương mai thường gây hại lên hầu hết các bộ phận của cây cà chua từ thân, lá, hoa và trái.
Trên lá: Vết bệnh ban đầu màu xanh đậm có dạng úng nước, về sau vết bệnh lớn dần lên và chuyển sang nâu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm, bề mặt vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp tơ màu trắng bao phủ bên trên. Trường hợp bệnh phát triển nặng, lá sẽ bị thối nhũn, còn nếu trời nắng, khô ráo, vết bệnh trên lá cũng khô dần.
Trên trái, bệnh thường gây hại ở vùng cuống trái và thường làm trái dễ rụng.
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh sương mai thường gây hại phổ biến và gây hại nghiêm trọng lên cây cà chua khi gặp điều kiện thời tiết có ẩm độ cao và nhiệt độ thấp.
Biện pháp quản lý
- Hạn chế trồng cà chua vào mùa mưa. Nếu trồng, bà con nên trồng trong nhà màng để kiểm soát được độ ẩm.
- Cày bừa, phơi đất và xử lý, vệ sinh ruộng vườn thật kỹ trước khi trồng
- Trồng thưa, tạo cho ruộng cà không gian thông thoáng, đón ánh nắng để hạn chế độ ẩm trong vườn.
- Trồng luân canh các loại cây khác họ cà trên cùng một ruộng
- Phun thuốc phòng ngừa bệnh khi gặp thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển
Trị bệnh
- 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước
- Phun ướt đều cây
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
3. Bệnh chết cây con
Tác nhân
Chết cây cà chua con là một loại bệnh phổ biến trong quá trình ươm cây giống, bệnh hại này do nhiều loại nấm là tác nhân gây ra như Phytophthora; Pythium; Rhizoctonia, Botrytis,…
Triệu chứng
Thông thường, các loại nấm bệnh sẽ tấn công và gây hại cây cà chua con ở phần gốc gần mặt đất. Khi đó, nấm sẽ tấn công vào gốc của cây, làm gốc bị thối nhũn và cây ngã gục tuy nhiên phần phía trên của cây vẫn xanh tươi như thường, sau khi cây gãy thì phần phía trên mới bắt đầu héo.
Điều kiện phát sinh – phát triển
Loại bệnh hại này thường gây hại nghiêm trọng cho các cây con trong vườn ươm hoặc cây trồng được 1 tháng tuổi.
Cũng giống như các loại bệnh có tác nhân gây hại từ nấm bệnh khác, bệnh chết cây con cũng thích hợp phát sinh và phát triển mạnh khi gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao.
Ngoài ra, các loại nấm bệnh này còn có khả năng gây hại khi cây đã lớn, chúng sẽ tấn công và lây nhiễm qua các vết ghép ở vị trí gốc gần mặt đất.
Biện pháp quản lý
- Chọn lọc và sử dụng hạt giống sạch, không mang bệnh
- Khi ghép, cần dùng gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh
- Dọn dẹp và tiêu huỷ tàn dư thực vật sau mỗi đợt thu hoạch
- Xử lý giá thể trước khi trồng cây giống để làm sạch nấm bệnh
- Xử lý rễ cây con trước khi trồng bằng cách nhúng vào dung dịch Oliga Max Gold
- Rải vôi, xử lý bề mặt luống trồng trước khi trồng cây non xuống
- Phun thuốc khử khuẩn vào vết ghép, bảo vệ tránh cho nấm bệnh xâm nhiễm vào cây cà chua từ các vết ghép.
Trị bệnh
- 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước
- Phun trích gốc
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
4. Bệnh Úa sớm
Tác nhân gây bệnh
Bệnh úa sớm trên cây cà chua còn được biết đến là bệnh đốm vòng, đây là loại bệnh thường xảy ra phổ biến trên cây cà chua do nấm Alternaria linariae là tác nhân gây ra.
Bệnh úa sớm có khả năng gây hại trên các loại cây thuộc họ cà như: cà chua, cà tím, ớt, khoai tây…
Khi gây hại, bệnh thường làm rụng lá của cây và từ đó làm giảm năng suất
Triệu chứng
Bệnh úa sớm thường tấn công, gây hại lên nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, thân và trái.
Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên trên lá già, chúng màu nâu đen hình bầu dục hoặc hình tròn. Lúc đầu vết bệnh chỉ là một vết nhỏ, về sau thì lớn dần lên với đường kính từ 1-2cm. Xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng và chúng phát triển thành các vòng đồng tâm. Khi bệnh phát triển nặng, các vết bệnh sẽ liên kết lại với nhau và làm chết toàn bộ lá.
Trên thân vết bệnh lõm xuống, có hình bầu dục màu nâu xám. Nếu vết bệnh gây hại ở vị trí phân cành sẽ làm cành gãy gục rồi chết khô.
Trên trái, bệnh úa sớm sẽ làm trái thối đen và rụng sớm.
Điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm bệnh của bệnh úa sớm phát triển mạnh nhất khi gặp môi trường nhiệt độ từ 26-28 độ C.
Thông thường, nấm bệnh sẽ xâm nhập và tấn công gây hại lên cây thông qua các lỗ khí khổng, vết thương hở hoặc xâm nhập trực tiếp qua biểu bì.
Bào tử nấm phát sinh và phát triển đặc biệt nhiều khi trời mưa, nhiều sương.
Nấm, bào tử nấm thường lưu tồn, ẩn nấp trong đất và trên các tàn dư thực vật trong vườn, từ đó truyền bệnh qua nước, không khí hoặc tồn tại trong cả hạt giống và lây bệnh từ những cây con trong vườn ươm.
Biện pháp quản lý
- Nên trồng cà chua trong mô hình nhà màng phù để thuận tiện kiểm soát độ ẩm vào mùa mưa.
- Chọn lựa và kiểm tra chọn giống sạch bệnh
- Xử lý nấm bệnh cho các lô cây giống trước khi nhập vào vườn để trồng
- Rải vôi, xử lý đất trên luống trước khi trồng
- Dọn dẹp và tiêu huỷ hoàn toàn các tàn dư thực vật của mùa vụ trước
- Trồng cây với mật độ hợp lý để tạo độ thông thoáng cho vườn
- Cắt tỉa các lá già ở phần gốc và các lá bệnh.
- Trồng luân canh các cây khác họ cà chua giữa các mùa vụ và phơi đất giữa 2 vụ theo thời gian nhất định.
- Phun xịt thuốc phòng ngừa bệnh trước khi gặp điều kiện thời tiết dễ phát sinh bệnh
Trị bệnh
- 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước
- Phun phủ cây
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
5. Bệnh Héo rũ
Tác nhân
Bệnh héo rũ trên cây cà chua do nhiều loại nấm là tác nhân gây nên nhưng phổ biến nhất là nấm Fusarium oxysporum, tiếp đến là các loại nấm như: Phytophthora, Pythium, …
Triệu chứng
Khi mới xâm nhập và phát triển bệnh, cây cà chua sẽ xuất hiện biểu hiện như bị héo một phần hoặc héo cả cây. Tuy nhiên tình trạng cây héo được biểu hiện khác nhau theo các buổi trong ngày như buổi sáng – cây tươi, buổi trưa – cây héo.
Đối với cây cà chua đang trong giai đoạn có trái thì trái rất dễ rụng khi cây nhiễm bệnh.
Khi bệnh phát triển mạnh cây có thể bị chết vì không có khả năng hồi phục.
Đối với lá, bệnh sẽ làm những lá già vàng dần và rụng trước, sau đó sẽ đến các lá tiếp theo ở trên.
Điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh héo rũ thường gây hại nặng trên những vườn trồng có khả năng thoát nước kém, độ pH đất thấp, ít bón phân hữu cơ và cả những khu vực trồng liên tiếp nhiều vụ mùa cà chua.
Biện pháp quản lý
- Tăng cường bón phân hữu cơ sinh học và các loại phân hữu cơ ủ hoai mục
- Tạo rãnh thoát nước tốt cho vườn cà chua
- Cải thiện pH đất bằng cách phun vôi định kỳ hoặc sử dụng bộ đôi Vermi Max + Ligno Max của Tanixa
- Bón bổ sung các phân có chứa nguyên tố trung vi lượng một cách cân bằng để tăng sức đề kháng cho cây
Trị bệnh
- 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước. Phun trích gốc.
- 3 ngày sau, 50 gram Vermi Max + 50 gram Ligno Max/25 lít nước – chích gốc
Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua
Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.
Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao
Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH