Khoai lang là một loại cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, ngọt và dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của nước ta nên được nhiều nhà vườn lựa chọn canh tác luân canh.
Tuy nhiên trồng khoai mà chưa nắm đúng kỹ thuật canh tác sẽ dẫn tới sâu bệnh, mất trắng. Vậy kỹ thuật trồng khoai lang như thế nào để cây ít bệnh và cho củ to, năng suất cao thì kính mời quý bà con nông dân cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết sau.
Kỹ thuật trồng khoai lang cho năng suất cao
Để trồng khoai lang đạt năng suất cao thì yếu tố môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nhiệt độ
Khoai lang thích hợp trồng ở nhiệt độ từ 20 -25 độ C. Trong điều kiện này cây sẽ dễ phát triển và cho củ to, nếu nhiệt độ trồng khoai lang ở nhiệt độ dưới 10 độ C cây sẽ bị vàng và chết vì thế thời gian thích hợp để trồng khoai lang. Ở nhiệt độ quá cao khoai lang cũng sẽ cho củ kém.
Ánh sáng
Khoai lang là loại cây ưa sáng và phát triển thuận lợi trong môi trường có đầy đủ ánh sáng. Nếu được trồng trong môi trường đầy đủ ánh sáng cũng giúp khoai lang thuận lợi ra hoa ra củ.
Nước
Khoai lang là loại ưa nước và thích hợp với môi trường có độ ẩm cao từ 70- 80% vì vậy bà con cũng có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để giảm tối đa việc tưới tiêu cho khoai lang.
Đất trồng
Mặc dù khoai lang không kén đất trồng nhưng để khoai lang phát triển tốt và cho củ thì loại đất thích hợp để trồng khoang lang lag đất pha cát có tỉ lệ mùn cao, đất tơi xốp có pH thích hợp từ 4,5 – 7,5 trừ loại đất sét có hàm lượng nhôm nặng. Nếu đất quá chặt, dẻ củ sẽ dễ bị nhỏ và cong. Vì vậy trong trường hợp đất thiếu chất dinh dưỡng, nghèo nàn thì bà con cần cải tạo lại đất và bón phân Ben sol V với liều lượng 150-250kg/ha.
Nâng pH đất, phá đất nén dẽ, xốp đất. Bẻ gãy độc tố Paclobutrazol, thuốc BVTV tồn dư. Hạn chế nứt thân xì mủ, cháy lá, chạy dây, héo rũ.
Khoai lang phụ thuộc nhiều vào đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống, tập quán vùng miền. Một số phương pháp trồng khoai lang hiện nay như: trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng kiểu móc câu, trồng kiểu dây áp tường, dây thẳng dọc luống sẽ cho năng suất cao nhất.
Mật độ trồng cây khoai lang: Khoảng cách: (100 – 130) x (20 – 30)cm với mật độ khoảng 30.000 dây/ha. Sau khi trồng thì lấp đất lên trên mặt với độ dày từ 5 – 10cm.
Thời vụ trồng khoai lang
Khoai lang thường được trồng quanh năm. Tuy nhiên để giúp khoai lang tăng năng suất cao bà con có thể bố trí thời gian trồng thích hợp như đối với giống khoai lang dài ngày thì thời điểm tốt nhất là trồng vào vụ Đông Xuân và mùa Xuân. Đối với khoai lang giống ngắn ngày hoặc trung bình thì nên trồng vào vụ Đông hoặc Hè Thu.
Chọn giống khoai lang
Trước khi tiến hành trồng khoai lang, bà con cần chuẩn bị giống và đất trồng thích hợp ví dụ như tuỳ vào mục đích trồng để lấy lá hoặc lấy củ bà con có thể lựa chọn giống khoai lang phù hợp để khoai lang phát triển tối đa và cho năng suất cao.
Đối với dây khoai lang gieo giống bằng dây: trước khi cắt đem trồng trước đó 10 ngày, bà con không nên bón thêm phân đạm chỉ nên tưới phân Kali hoặc lân và duy trì độ ẩm khoảng 70%.
Để lựa chọn giống khoai lang bà con nên lựa chọn dây khoai bánh tẻ, cứng và không rễ, không bị sâu bệnh sau đó tiến hành cắt dây và chỉ nên lấy đoạn 1 và 2 mỗi đoạn có từ 5 -8 đốt là tốt nhất.
Bà con nên tiến hành cắt dây giống khoai lang vào thời điểm mát trời hoặc vào chiều tối là tốt nhất.
Đối với khoai lang gieo giống bằng củ: Bà con nên chọn củ giống to vừa, khoẻ, vỏ nhẵn mịn, không bị bệnh và để để ở nơi thoáng mát.
Cách lên luống trồng khoai lang
Để lên luống trồng khoai lang, bà con bắt đầu lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước. Cây cách cây 20 – 25cm, lấp đất bồi cao 5 – 7cm, hàng cách hàng: 30 – 40cm.
Khi mầm khoai lang mọc được cao 35 – 40cm thì cắt lấy dây đem ra chỗ khác nhân giống, để lại 5 – 10cm cách gốc cho nhánh dây khác mọc sau đó bắt đầu tiến hành trồng các dây đã cắt và phủ lên 1 lớp rơm để giữ ẩm và kích thích dây mau ra rễ.
Lưu ý: Đối với việc nhân giống khoai lang trồng bằng dây thì khi trồng được 3 – 4 năm thì khoai có thể biến dị, do khoai lang thụ phấn chéo và có sự thoái hóa dẫn đến năng suất thấp. Chính vì thế, bà con nên thay thế, trồng bằng củ để phục hồi giống cây.
Cách tưới nước
Thời điểm tưới chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Sau khi trồng 1 tuần, bà con cần tưới nước để giữ ẩm.
Giai đoạn 2:
Tưới nước khi khoai lang phủ luống
Giai đoạn 3:
Tưới nước sau 60 -80 ngày trồng khi vun cao lần thứ 2.
Phương pháp tưới rãnh nước cho khoai lang phát triển tốt:
Cung cấp đủ nước vào rãnh, từ 1/3 -1/2 so với độ cao của luống để nước dễ thấm sâu vào các luống. Cách này tốn khá ít nước mà lớp mặt vẫn tươi xốp, dinh dưỡng không bị rửa trôi, xói mòn, ít làm tổn thương đến lá.
Vừa rồi là một số thông tin về kỹ thuật trồng khaoi lang mà Tanixa đã giới thiệu đến quý bà con. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho quý bà con nông dân có thêm kinh nghiệm trong canh tác cây khoai lang mang lại năng suất cao.