Kỹ thuật trồng nhãn Ido

Nhãn là loài cây ăn quả cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nâm, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Từ lâu cây nhãn được trồng nhiều và trở thành cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao trong đó có giống nhãn Ido. Tuy nhiên cây nhãn cũng rất dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh, rệp sáp nếu không có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Trong bài viết hôm nay Tanixa sẽ giới thiệu đến quý bà con nông dân kỹ thuật trồng nhãn Ido và những biện pháp chăm sóc phù hợp để cây cho năng suất cao.

Các giống nhãn được trồng phổ biến hiện nay

Hiện tại đang là mùa nhãn và trên thị trường có rất nhiều các giống nhãn khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được hết. Hiện nay các giống nhãn được trồng phổ biến và được yêu thích phải kể đến các loại sau:

  • Giống nhãn Xuồng cơm vàng.
  • Giống nhãn Super (nhóm Nhãn Long)
  • Giống nhãn Tiêu da bò (Nhãn Tiêu Huế)
  • Giống Nhãn Hồng Phúc.
  • Giống Nhãn Ido (Nhãn Edor)
  • Giống Thanh Nhãn.
  • Giống Nhãn Long Tím.
  • Giống Nhãn Xuồng Tím

Cây Nhãn nói chung và các giống nhãn phổ biến đã và đang được nhiều bà con nông dân lựa chọn và trồng nhiều ở khắp nơi. Trong đó giống nhãn Ido là một trông các giống nhãn được trồng nhiều ở khắp nơi và chiếm tỷ lệ đáng kể trong những cây ăn quả lâu năm. Để có một vườn nhãn Ido say trái và sinh trưởng tốt bà con cần chú ý chọn giống và kỹ thuật trồng nhãn Ido cho đúng cách.

Các yếu tố ảnh hướng đến trồng Nhãn Ido

Kỹ thuật trồng nhãn Ido phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ, mật độ trồng và cách trồng. Nhãn Idor là cây sinh trưởng khá chậm ở hai năm đầu nên việc chọn đất trồng và làm mô, làm liếp có ý nghĩa quan trọng.

Đất đai:

Nhãn Ido thích hợp trồng trên đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông và đất có độ pH từ 5-7, không thích hợp trồng trên đất sét. Bên cạnh đó, nhãn cũng là một loại cây ăn quả lâu năm và có thể trồng nhiều trên các loại đất từ vùng nước ngọt đến vùng nước mặn.

Thời vụ:

Thông thường bà con nông dân thường lựa chọn thời điểm từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch sau mùa mua vì đây là mùa nắng sẽ giúp cây có đủ ánh sáng và phát triển tốt hơn. Còn nếu trồng vào mùa mưa, bà con nên chú ý để giúp rễ cây thoát nước tránh tình trạng nghẹt, úng rễ.

Nếu có đủ nước tưới bà con nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11 dương lịch vì mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5-6 dương lịch thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn,…Nhãn bị chết do nghẹt rễ, thối rễ.

Chuẩn bị đất trồng: vì nhãn là cây chịu nước kém nên bà con nông dân nên trồng nhãn trên mô đất cao, đắp thành hình tròn rộng từ 60-80 cm, cao 50-70cm. Bà con chú ý đất trong mô trộn với 10-15kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg hỗn hợp phân hữu cơ từ 15-30 ngày trước khi trồng.

Mật độ trồng

Nhãn là cây có tán lá rộng vì vậy bà con nên chọn khoảng cách thích hợp là 6x5m, 6x6m, tương đương khoảng 300-350cây/ha. Trong thời gian đầu cây chưa phát triển tán , bà con có thể trồng xen canh các cây ngắn ngày như đu đủ, ớt, rau, đậu,…

Cách trồng nhãn Ido

Bà con khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho nhãn Ido

Khi nhãn Ido được một năm tuổi để tán cân đối tránh các quá sâu hay quá cạn tỉa cành còn tạo được sự thông thoáng cho cây, các thân nhãn nhận được ánh sáng cũng hạn chế rậm rạp, nấm bệnh, côn trùng dễ trú ẩn và tấn công. Đặc biệt giai đoạn mang hoa trái sẽ giảm được sâu bệnh đáng kể.

Các loại sâu hại thường gặp trên cây nhãn

Sâu bệnh rất nguy hiểm đối với sự tồn tại cũng như phát triển của cây đặc biệt đối với các cây con mới trồng. Vậy muốn giảm đi độ hao hụt của cây ngoài việc thiết kế mô hình vườn cần phải bổ sung lương vi sinh vật trong đất cho phù hợp để cây tăng khả năng kháng bệnh.

Ở giai đoạn cây ra lá non bà con cần chú ý bọ cánh cứng tấn công, rệp sáp đây là các đối tượng đáng lo ngại làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây. Nếu không thăm vườn phát hiện kịp thời thì chúng gây hại làm cho quá trình phát triển của cây con bị chững lại, thậm chí khô cành, nhánh dẫn đến chết cây.

Bên cạnh đó, đối với giai đoạn cây ra hoa thì sâu ăn bông là đối tượng cần phải chú ý đến, chúng tấn công cành làm cành hoa bị khô và gãy gây thiệt hại rất nghiêm trọng năng suất.

Kỹ thuật chăm sóc cây sau khi cây ra hoa, đậu quả.

Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái của nhãn, bà con cũng nên chú ý giữ ẩm cho nhãn, không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ buông bông mà chỉ nên tủ gốc nhãn, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

Đối với giống nhãn Ido khi canh tác cần phải tỉa bỏ bớt những trái đeo, những trái đậu sau để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái, trái to và đồng đều, chất lượng hơn.

Cũng nên bỏ những trái dị dạng, những trái trong tán hay trái đầu phát hoa, đồng thời trên cây có những chùm mang trái ít, nhỏ, bà con cứ mạnh dạn loại bỏ để giúp cây nhãn có bộ khung tán mang trái và phát hoa phân bố đều trên cây, trái nhận được ánh sáng đầy đủ. Để chọn lọc được như ý muốn thì tỉa tay là giải pháp thiết thực hơn.

Biện pháp xử lý đối với cây nhãn Ido ra quả cách năm:

Cây nhãn cần một nguồn dinh dưỡng khá lớn để tập trung cho việc ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy để giúp xử lý nhãn Ido ra quả cách năm, việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là vô cùng cần thiết cho quá trình cây sinh trưởng, phát triển và cho quả.

Cách xử lý cây nhãn ra quả cách năm: Cây ra quả cách năm thường có nhiều lí do như chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một số ít do đặc tính giống.

Trường hợp cây quá xanh tốt: Lá to xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượng cây bị lốp hoặc cây thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa cần bổ sung dinh dưỡng, phát triển bộ rễ. Cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi dùng Ben sol V rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng để giữ ẩm. Khi bùn nứt ra gần khô tiến hành tưới nước nhử rễ.

Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng Tanixa Kedo Max giúp kéo đọt non, kết hợp bón Ben sol V theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 – 3 cm. Sử dụng Vermi Max + 0,5 kg Ligno Max/ 200 lít nước để giúp phát triển rễ.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao

Liên hệ giá - 038 859 5788

Kéo đọt như tên lửa. Kéo đọt bất chấp mọi thời tiết

Song song đó, cũng cần chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại khi ra đọt non.

Ngoài ra, cây nhãn Ido thường đậu trái rất sai, nên cần tiến hành tỉa bớt trái ở thời điểm 1 tháng sau đậu trái. Các chùm trái được tỉa bỏ bao gồm các chùm trên các cành nhỏ khuất trong tán, chùm trỗ trước hoặc sau lứa rộ, chùm ở đỉnh ngọn. Số trái chừa lại ở nhãn 3 năm tuổi khoảng 25 kg trái/cây. Ngoài tỉa bỏ các chùm trái ở vị trí xấu, còn tỉa bỏ các trái đèo trên chùm hoặc tỉa bớt trái trên các chùm quá sai để đảm bảo độ lớn và đồng đều của trái, không sợ gãy nhánh.

Vừa rồi là một số thông tin về kỹ thuật trồng nhãn Ido mà Tanixa đã gửi đến quý bà con. Mong rằng sau bài viết này bà con sẽ có thêm thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng nhãn Ido.

Cập nhật lúc 13:03 - 03/08/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề