Phân bón đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng, là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Việc bón phân hợp lý sẽ giúp cây hạn chế cây bị đổ ngã, phát triển tốt mau ra hoa, đậu trái. Hiện nay có khá nhiều loại phân bón cho cây trồng nhưng trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại phân vi sinh để biết cách sử dụng của loại phân này nhé.
Phân vi sinh là gì?
Nhắc đến phân vi sinh có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với bà con nông dân thời gian gần đây. Hiện nay phân vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất cây trồng và thân thiện với môi trường.
Phân vi sinh hay còn được biết đến là phân bón hữu cơ sinh học. Phân vi sinh được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Trong quá trình sản xuất phân bón sẽ được pha trộn và lên men cùng với các nguyên vật liệu hữu cơ và vi sinh tạo nên một loại phân bón vừa thân thiện với môi trường vừa chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng.
Thành phần chính của phân vi sinh
Phân vi sinh hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp bởi không những thân thiện môi trường mà các thành phần trong phân bón vi sinh vừa thân thiện với môi trường. Phân vi sinh được sản xuất bởi đa dạng các chủng vi sinh vật khác nhau trong đó có các thành phần vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật giúp thúc đẩy cây trồng tăng trưởng và phát triển.
Công dụng của phân vi sinh
Phân vi sinh có rất nhiều công dụng và chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng khoáng đa lượng và vi trung lượng giúp cải tạo đất nhanh chóng và mang đến một nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng độ phì nhiêu của đất thuận lợi cho quá trình canh tác cây trồng giúp cây phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất.
Ngoài ra, phân vi sinh còn giúp làm giảm lượng chất hoá học có trong đất, tiêu diệt các mầm bệnh độc hại và chuyển hoá thành nguồn dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.
Các loại phân vi sinh hiện nay
Phân bón vi sinh cố định đạm
Phân vi sinh cố định đạm là loại phân bón có chưa các loại vi khuẩn, vi sinh vật trong đất có chức năng cố định Nitơ giúp thúc đẩy các nguồn dinh dưỡng có trong các tế bào động vật, thực vật cung cấp đến cho cây trồng giúp sản xuất những vi sinh vật có lợi cho môi trường.
Đặc điểm:
Phân vi sinh cố định đạm có hàm lượng tương đối ít trong môi trường đất vì Nitơ tồn tại nhiều trong môi trường không khí. Cây trồng không thể tự sử dụng nguồn thức ăn này chính vì thế trong quá trình canh tác, phân vi sinh cố định đạm có chứa Nitơ đã được chuyển hoá thành thành NH3 trong chính cơ thể vi sinh vật. Sau khi chết đi, xác vi sinh vật cùng NH3 sẽ trộn lẫn với nhau trong môi trường đất và trở thành nguồn cung cấp đạm dồi dào cho cây trồng giúp cây phát triển tươi tốt.
Phân bón vi sinh vật hòa tan lân
Phân bón vi sinh vật hoà tan lân là một trong các loại phân vi sinh đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Như quý bà con đã biết lân là một trong những chất khó hoà tan trong đất nên thông thường cây trồng chỉ sử dụng được nguồn dinh dưỡng này khi lân đã được chuyển hoá nhờ các vi khuẩn có chức năng hòa tan lân được tận dụng để chế tạo thành phân bón vi sinh vật dùng cho cây.
Đặc điểm:
Thông thường trong môi trường tự nhiên cây trồng không thể hấp thu được nhiều chỉ có thể đạt 25% dinh dưỡng cây có thể hấp thụ được. Chính vì thế phân vi sinh hoà tan lân nhờ vào các vi sinh vật phân giải giúp cây dễ dàng hấp thu và phát triển. Bên cạnh đó, để giúp cho cây dễ dàng hấp thu tối đa, phân vi sinh hoà tan lân được trộn các vi khuẩn có lợi và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có tác dụng bổ sung nguồn khoáng chất lân hiệu quả góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic, giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.
Những lợi ích của phân vi sinh
Phân vi sinh được tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng giúp kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Với thành phần là các vi sinh vật, vi khuẩn có lợi sẽ giúp cho bộ rễ cây phát triển khoẻ mạnh, tăng khả năng thích ứng với môi trường trong quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong đất, cây sẽ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng và mau lớn, giúp cây đạt năng suất cao.
Phân vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra các kháng sinh giúp cây ngăn ngừa các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng có trong đất, ức chế nhóm vi sinh gây bệnh.
Cách sử dụng phân vi sinh
Phân vi sinh thường được sản xuất dưới dạng hạt hoặc nước nên bà con có thể bón phân theo phương pháp pha loãng phân vi sinh với nước. Nếu trồng cây giống chúng ta có thể ngâm cây giống con vào trong dung dịch phân bón theo phương pháp pha loãng phân vi sinh với nước. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể dùng phân vi sinh để bón trực tiếp vào đất cũng giúp mang lại hiệu quả.
So với phân bón hoá học, phân vi sinh cần có thời gian phân giải lâu hơn nhưng lại vô cùng có lời cho cây trồng và không ảnh hưởng đến những vi sinh vật có lợi trong đất. Bà con có thể bón lót sản phẩm cho cây trồng ngắn ngày và sử dụng phân vi sinh đối với cây trồng lâu năm.
Trong quá trình sử dụng phân vi sinh, bà con nên chú đến độ ẩm của đất và hạn chế sử dụng phân bón hoá học để giúp bảo vệ đất và giúp cây trồng dễ hấp thu chất dinh dưỡng trong đất tránh tình trạng dư thừa thuốc hoá học trong đất.
Phân vi sinh là gì thì chắc hẳn thông qua bài viết này Tanixa đã giúp bà con hiểu hơn về những công dụng cũng như đặc điểm của phân vi sinh để từ đó có cách sử dụng và ứng dụng hợp lý vào canh tác cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao.