BỆNH GHẺ TRÊN CÂY CHANH

Bệnh ghẻ là một loại bệnh phổ biến, thường xuyên xuất hiện, tấn công và gây hại trên cây chanh và các loại cây có múi khác. Bệnh ghẻ trên cây chanh nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như gián tiếp gây tổn thất kinh tế của người nông dân. 

Vậy nguyên nhân gì tạo nên bệnh ghẻ và làm thế nào để điều trị bệnh hại này đúng cách?

Bệnh ghẻ trên cây chanh là gì?

Có 3 loại bệnh ghẻ trên cây chanh bao gồm: ghẻ lồi, ghẻ lõm, ghẻ loét. Trong bài viết hôm nay, mời bà con nông dân cùng tìm hiểu về các loại bệnh ghẻ này.

Bệnh ghẻ lồi trên cây chanh

Ghẻ lồi hay còn gọi là ghẻ nhám hoặc sẹo đen.

Tên tiếng anh: Scab

Bệnh ghẻ trên lá chanh

Tác nhân gây bệnh ghẻ lồi trên cây chanh

Không chỉ riêng trên cây chanh mà hầu hết bệnh ghẻ lồi trên các loại cây có múi đều do nấm Elsinoe fawcettii Bitan.et Jenk gây ra.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh ghẻ lồi trên cây chanh

Bệnh ghẻ gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau của cây chanh, các vết ghẻ lồi thường xuất hiện trên lá, thân cành và trái vào giai đoạn còn non

Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn lá non, ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó chuyển thành vết bần màu nâu nhạt. Thông thường, vết bệnh sẽ lồi lên với dạng hình chóp ở mặt trên của lá và lõm vào ở mặt dưới. Các vết bệnh nằm riêng lẻ hoặc nối liền nhau hoặc tụ lại thành từng cụm, lâu ngày, vết bệnh sẽ hoá bần với kích thước nhỏ hơn 3mm. Nếu bệnh nặng, lá sẽ bị dị dạng, co dúm, nhăn nheo, cằn cỗi, có thể chuyển vàng rồi rụng.

Trên thân cành: Vết bệnh lồi lên, thường lớn hơn vết bệnh trên lá, nằm rời rạc hoặc dày đặc, làm cành khô chết hoặc thúc đẩy sự phát triển của chồi nách.

Trên trái: Bệnh ghẻ lồi thường gây hại mạnh trên các trái non. Trái nổi gờ sần sùi màu nâu nhạt, lâu ngày vết bệnh sẽ hoá bần. Chúng thường tập trung nối liền thành một cụm hoặc phân tán riêng lẻ. Trái chanh mắc bệnh ghẻ lồi thường có kích thước nhỏ, vỏ dày, biến dạng, méo mó, không đạt chuẩn năng suất tốt cho mùa vụ.

Biểu hiện của bệnh ghẻ lồi trên các bộ phận của cây chanh

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ghẻ lồi trên cây chanh

Bệnh ghẻ trên cây chanh phát triển khi cây ký chủ mẫn cảm với bệnh, có lá và trái còn non trong điều kiện có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

– Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ từ 15 – 23 độ C. Nhiệt độ trên 28 độ sẽ kìm hãm bệnh. Nấm bệnh sản sinh bào tử trong điều kiện ẩm ướt từ 1 – 2 giờ và cần từ 3 – 4 giờ để lây nhiễm.

– Nấm tồn tại trong mô ký chủ, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ hình thành bào tử phân sinh. Bào tử nấm bệnh được phóng thích trực tiếp từ các vết bệnh trên cành, lá và trái. Chúng phát tán, lây lan qua gió, nước mưa và nước tưới.

– Nấm thường xâm nhập thông qua các vết thương hở hoặc gây hại trực tiếp trên lá và trái non.

– Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, đặc biệt là thời điểm giao mùa khi trong ngày có nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp để bệnh ghẻ phát triển mạnh trên cây chanh và các loại cây có múi.

– Mức độ nhiễm bệnh của cây còn liên quan đến tuổi cây và tỷ lệ nước trong mô. Vì vậy, những lá non chứa 75% nước rất dễ bị nấm bệnh tấn công, gây hại. Cây non ở vườn ươm hoặc cây còn non, chồi ra nhiều hoặc thời kỳ ra chồi kéo dài thường dễ nhiễm bệnh và bị bệnh nặng. 

Vết ghẻ lồi trên trái chanh

Bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Bệnh ghẻ lõm còn có tên gọi khác là “bệnh đốm đen” hay “bệnh ghẻ ruồi”

Tên tiếng Anh: Citrus black spot (CBS)

Tác nhân gây bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Nấm Phyllosticta citricarpa là nguyên nhân chính gây nên bệnh ghẻ lõm trên cây chanh và các loại cây có mũi khác.

Bệnh ghẻ lõm trên trái chanh

Triệu chứng, biểu hiện nhận biết bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Bệnh ghẻ lõm gây hại chủ yếu trên trái và lá của các loại cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi.

Trên lá: Ban đầu khi vết bệnh còn nhỏ có màu nâu đỏ, hơi gồ lên sau đó trở thành đốm hoại tử hình tròn, lõm xuống ở phần giữa, có màu sáng và xung quanh có màu nâu đen.

Trên trái: Khác với bệnh ghẻ lồi, bệnh ghẻ lõm gây hại trên trái tập trung chủ yếu vào giai đoạn trái già đến trái chín với nhiều biểu hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng “đốm cứng”. Ban đầu vết bệnh hình tròn, lõm xuống, có màu xám ở giữa và rìa xung quanh có màu đen và quần xanh nhạt bao quanh vòng ngoài cùng. Ngoài ra, bệnh ghẻ lõm còn gây ra một số triệu chứng khác như “đốm tàn nhan, đốm độc, đốm giả Melanose, đốm đen lốm đốm, đốm cứng chứa bào tử màu đen ở giữa.

Bệnh ghẻ lõm được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ghẻ lõm trên cây chanh

Bào tử nấm Phyllosticta citricarpa có thể phát tán thông qua gió hoặc nước (nước tưới, nước mưa). Có khi bào tử bay theo gió di chuyển xa đến 25m.

Đặc biệt, những lá và trái đã bị nhiễm bệnh nhưng chưa có biểu hiện ra ngoài chính là nguyên nhân khiến mầm bệnh lây nhiễm đến những nơi xa hơn.

Bệnh ghẻ loét trên cây chanh

Bệnh ghẻ loét trên cây chanh còn được biết đến với tên gọi khác là “bệnh nổ lái”.

Tên tiếng anh: Canker

Tác nhân gây bệnh ghẻ loét trên cây chanh

Bệnh ghẻ loét trên cây chanh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri gây ra.

Bệnh ghẻ loét trên trái chanh

Triệu chứng, biểu hiện nhận biết bệnh ghẻ loét trên cây chanh

Cũng giống như bệnh ghẻ lồi, bệnh ghẻ loét cũng gây hại đến tất cả các bộ phận trên cây chanh như cành, lá và trái.

Trên lá: Tuỳ vào loại cây có múi và giai đoạn phát triển của bệnh mà bệnh ghẻ loét sẽ có những triệu chứng điển hình khác nhau nhưng nhìn chung ban đầu vết bệnh có hình dạng những chấm nhỏ sủng nước màu trắng vàng. Khi bệnh phát triển mạnh, vết bệnh sẽ lõm xuống và viền xung quanh nổi gờ sần sùi như vết ghẻ bị loét ra, ngoài cùng vết bệnh có quầng màu vàng hoặc màu nâu đen vây quanh. Bệnh ghẻ loét không làm lá cây biến dạng nhưng nếu bệnh nặng sẽ làm lá rụng sớm.

Trên trái: Triệu chứng bệnh ghẻ loét trên trái cũng giống như trên lá. Bệnh gây hại chủ yếu khi trái còn xanh. Đặc biệt trên trái của giống chanh bông tím lại không xuất hiện quầng màu vàng như các loại chanh khác.

Biểu hiện của bệnh ghẻ loét trên lá & trái chanh

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ghẻ loét trên cây chanh

– Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri có thể xâm nhập qua khí khổng hoặc các vết thương hở trên cây chanh do sâu vẽ bùa gây ra hoặc do tác động của gió hoặc các vết xây xát trong lúc canh tác, thu hoạch… 

– Bệnh ghẻ loét gây hại chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ.

– Các triệu chứng bệnh ghẻ loét thường xuất hiện sau 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

– Tế bào vi khuẩn có thể phát tán trong môi trường nước và gió. Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong các vết bệnh cũ và các lá đã rụng.

– Mưa và gió lớn là điều kiện thích hợp để bệnh ghẻ loét lây lan nhanh chóng.

– Bệnh ghẻ loét gây hại quanh năm và phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ từ 26 – 35 độ C.

– Trên vết bệnh cũ có thể xuất hiện loại nấm hoại sinh màu trắng.

Phân biệt các loại bệnh ghẻ trên cây chanh

BỆNH GHẺ LỒI

BỆNH GHẺ LÕM

BỆNH GHẺ LOÉT

Biểu hiện chung Vết bệnh nhô cao, bề mặt vết bệnh gồ ghề. Vết bệnh hơi lõm, bề mặt trơn láng, tâm vết bệnh sáng màu, rìa nâu đen. Vết bệnh hơi lõm, tuy nhiên sờ vết bệnh vẫn thấy nhám tay.
Không có quầng vàng xung quanh. Có thể có quầng xanh nhạt màu trên trái. Xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng hoặc nâu đen.
Biểu hiện trên lá Bệnh làm lá biến dạng. Bệnh thường không làm biến dạng lá. Bệnh không làm biến dạng lá.
Bộ phận gây hại Gây hại chủ yếu trên trái non, cành non và lá non. Gây hại chủ yếu trên trái giai đoạn trái già đến chín. Gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già và trái.

Biện pháp phòng trừ và điều trị bệnh ghẻ trên cây chanh

Mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cùng cách thức sử dụng đa dạng, chanh đã trở thành loại trái cây không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình Việt, chính vì thế chanh cũng trở thành loại cây trồng phổ biến, phân bố khắp cả nước và mang đến giá trị kinh tế cao. Để phòng trừ và điều trị bệnh ghẻ trên cây chanh đúng cách, kịp thời, bà con nông dân nên áp dụng những biện pháp sau.

Biện pháp canh tác

  • Không trồng cây với mật độ quá dày để tạo độ thoáng cho cây, nắng có thể chiếu vào vườn nhằm tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm.
  • Cắt tỉa cành, dọn vệ sinh vườn sau mỗi mùa thu hoạch.
  • Bón phân hợp lý, cân đối.
  • Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân sinh học để giúp cây phát triển tốt, khoẻ mạnh, có đủ sức đề kháng chống lại các nguồn vi khuẩn, nấm bệnh và sâu bệnh hại.
  • Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để sớm phát hiện nguồn bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời đặc biệt là giai đoạn cây mẫn cảm với bệnh như thời kỳ cây ra lá non, cành non, trái non.
  • Cắt tỉa, thu gom, tiêu huỷ những cành bệnh, lá bệnh ra khỏi vườn trước khi phun thuốc.

Biện pháp công nghệ sinh học Nano

Để tẩy sạch nguồn nấm bệnh ghẻ trên cây chanh mà không gây tái lại bệnh hại, không để lại màu trên lá, trái và cành cũng như không gây độc hại cho cây trồng và người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho nông dân phun thuốc, bà con hãy dùng ngay Clear Max được nghiên cứu và sản xuất theo Công nghệ sinh học nano tiêu chuẩn Châu Âu.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu

Chế phẩm Sinh học Nano Clear Max

  • Không gây tái lại bệnh hại.
  • Không để lại màu trên thân, lá, trái chanh khi phun.
  • Không gây mục màng phủ khi phun vào gốc cây.
  • Không gây độc hại cho cây trồng và người phun thuốc.
  • Có khả năng thấm nhanh, thấm sâu, bám dính tốt.
  • Có thể xử lý nấm bệnh trong đất một cách hiệu quả với chi phí tiết kiệm.
Liều dùng: 
  • 1ml Clear Max/1 lít nước
  • Phun trực tiếp lên vị trí bị nấm bệnh.
Hiệu quả: 

3-5 ngày sau khi phun

Để liền sẹo do ghẻ, bóng lá, bóng trái, xài kết hợp với Oliga Max Gold.

Liều dùng kết hợp: 

  • 1ml Clear Max + 1 ml Oliga Max Gold/1 lít nước
  • Phun trực tiếp lên vị trí bị nấm bệnh.
Liên hệ giá - 038 859 5788

Kích rễ. Ức chế tuyến trùng. Ức chế nấm Phytopthora. Ngăn ngừa vàng lá thối rễ tái phát. Tăng hiệu quả thuốc rầy, nhện, bọ trĩ. Ngâm ủ giống.

Cập nhật lúc 13:24 - 23/07/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *