Cháy lá sầu riêng: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

Cháy lá sầu riêng là một trong những tình trạng nông dân trồng sầu riêng thường xuyên gặp phải, đặc biệt là giai đoạn làm bông, nuôi trái. Hãy cùng Tanixa tìm hiểu nguyên nhân cháy lá sầu riêng để từ đó có những giải pháp ngăn chặn kịp thời.

Cháy lá sầu riêng gây hại rất lớn đến sức khoẻ cây cũng như khả năng chống chọi của cây sầu riêng trước các loại nấm bệnh, côn trùng chích hút. Bởi lá cây cũng giống như chiếc phổi của con người. Khi lá bị tổn thương, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo hàng loạt tác động xấu đến sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước của cây.

Đặc biệt, sầu riêng còn là loại cây kết trái ở trên cành nên bộ lá đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và sản lượng sầu riêng thu hoạch trong mùa. Vì vậy bà con cần mau chóng xác định nguyên nhân cháy lá sầu riêng và chọn cách điều trị hiệu quả, nhất là trong giai đoạn cây sinh sản, làm bông, nuôi trái.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh cháy lá sầu riêng

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân cháy lá sầu riêng, bà con có thể nhận biết những biểu hiện triệu chứng của bệnh này như sau:

Trên lá: Bệnh cháy lá sầu riêng có thể xảy ra trên cả lá già lẫn lá non. Triệu chứng ban đầu chỉ là những đốm nhỏ, sũng nước xuất hiện ở nhiều vị trí trên lá rồi lan rộng thành mảng. Sau đó vết bệnh khô dần, lá sẽ chuyển sang màu nâu và quăn lại. Những lá bị bệnh có thể kết dính với nhau bởi các sợi nấm mọc lan.

Trên cây con: Những cây sầu riêng con bị bệnh thường có biểu hiện cháy lá ở phần ngọn và rụng. Sau đó ngọn sầu riêng bị khô héo, làm chết cả cây. Do đó bà con cần tìm ra nguyên nhân cháy lá sầu riêng để “cứu cây” kịp thời.

Trên cây trưởng thành: Đối với những cây sầu riêng trưởng thành bị bệnh cháy lá, bà con có thể nhận thấy phần lá non bị khô và rụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho vùng ngọn, cành và nhánh sầu riêng còi cọc, khiến cây ngừng sinh trưởng, không ra hoa đậu trái.

Sầu riêng bị cháy lá xuất hiện trên cả lá già lẫn lá non
Sầu riêng bị cháy lá xuất hiện trên cả lá già lẫn lá non

Con đường bùng phát bệnh cháy lá sầu riêng

Nguyên nhân cháy lá sầu riêng

Theo các nhà chuyên môn, hiện tượng cháy lá sầu riêng do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cháy lá sầu riêng thường gặp nhất:

Sầu riêng bị cháy lá do nấm bệnh hại

Nấm là nguyên nhân cháy lá sầu riêng đầu tiên bà con cần lưu ý. Cụ thể là hai loại nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum zibethinum, xuất hiện nhiều vào mùa mưa, nhiệt độ môi trường ẩm thấp. Hai loại nấm này gây ra tình trạng lá sầu riêng bị cháy, chuyển sang màu nâu và rụng sớm. Chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, khiến bệnh cháy lá sầu riêng phát triển mạnh và nhanh chóng lây lan khắp cả khu vườn.

Sầu riêng bị cháy lá do thời tiết nắng nóng, cây không khoẻ mạnh

Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do sinh lý cây đang có vấn đề khi gặp các điều kiện bất lợi như nắng nóng, sương muối, côn trùng chích hút.

Nắng nóng, nhiệt độ cao khiến rễ sầu riêng kém phát, rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá, làm cho lá bị cháy.

Sầu riêng bị cháy lá do lạm dụng Paclobutrazol

Paclobutrazol là một hợp chất có tính lưu dẫn, có thể tồn lưu trong đất và cây trồng. Hợp chất này được dùng để ức chế Gibberellin và sự phát triển một số bộ phận của cây.

Nếu bà con sử dụng Paclobutrazol ở liều lượng cao, theo thời gian đất sẽ bị chai cứng, nén dẽ. Hơn nữa, cây trồng còn bị rối loạn sinh lý, dễ mắc các loại bệnh hại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cháy lá sầu riêng mà nhà vườn hay gặp phải.

Cụ thể khi phun Paclobutrazol lên cây sầu riêng trong quá trình làm bông, các bộ phận của cây sẽ bị ức chế, nhất là phần cơi đọt và bộ rễ. Khi cơi đọt bị ức chế, lá cây cũng bị ảnh hưởng. Nếu cây không đủ khoẻ mạnh để làm bông nuôi trái thì cây buộc phải rút nhựa sống từ lá, khiến lá bị suy kiệt, cháy vàng.

C:\Users\Administrator\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.Word\5.jpg

Cháy lá sầu riêng khi mang bông, mang trái

Hiện tượng cháy lá sầu riêng còn xảy ra khi cây đang tập trung chất dinh dưỡng để nuôi bông, nuôi trái. Khả năng chống chọi bệnh tật của cây trong giai đoạn này rất kém. Nên khi đó cây dễ dàng bị các tác nhân bên ngoài như nắng nóng, sương muối, thán thư, côn trùng chích hút… tấn công và làm hại, khiến cây còi cọc, xơ xác.

Nguyên nhân cây sầu riêng bị cháy lá do thiếu nước

Một nguyên nhân cháy lá sầu riêng khác đó là do thiếu nước. Trường hợp thiếu nước do khô hạn, độ ẩm thấp, tình trạng cháy lá sầu riêng biểu hiện rất rõ khi cây kiệt quệ. Thông thường vết cháy theo hướng từ chóp vào bên trong, trên ở cả lá già lẫn lá non.

Còn đối với cây sầu riêng đang trong giai đoạn hãm nước làm bông thì đến khi bông được 30-40 ngày thì triệu chứng cháy lá mới bắt đầu phát nặng. Nhưng thực chất nguyên nhân cháy lá sầu riêng này đã tiềm ẩn từ thời điểm cây sầu riêng bắt đầu phân hóa mầm hoa ở đoạn mắt cua của cây.

Cháy lá sầu riêng do nhiễm mặn

Hạn mặn, xâm nhập mặn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nông nghiệp, đặc biệt là vườn cây ăn trái. Trong đó thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất phải kể đến cây sầu riêng.

Khi cây sầu riêng bị nhiễm mặn, rễ cây sẽ không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng, khiến cây bị rối loạn sinh lý. Trong trường hợp cây sầu riêng bị nhiễm mặn vượt ngoài khả năng chịu đựng thì cây sẽ bị ngộ độc, xuất hiện các hiện tượng như héo, cháy lá và nặng nhất là chết dần.

Những cây sầu riêng có sức đề kháng càng yếu thì càng dễ bị nhiễm mặn và nhiễm mặn càng trầm trọng hơn những cây khỏe.

Cháy lá sầu riêng do đất bị nhiễm độc, thoái hóa

Nguyên nhân cháy lá sầu riêng này dễ bắt gặp ở những nhà vườn thường sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hay Paclobutrazol… Tình trạng này khiến đất trồng bị thoái hóa, pH đất chua, nhiều tồn dư khiến đầu rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm hại xâm nhập, khiến rễ bị hại. Từ đó dẫn đến các chóp lá, rìa lá sầu riêng trên cây cũng cháy theo.

Những sai lầm khiến bệnh cháy lá sầu riêng không kiểm soát được hoàn toàn

– Xử lý nấm bệnh không kèm theo thuốc khuẩn.

– Không chú ý vai trò của đất (hơn 90% đất canh tác bị nén dẻ, bó chặt khiến rễ không phát triển, đất không được bổ sung, phục hồi hệ vi sinh có lợi cho đất).

– Không coi trọng tính kháng thuốc, xử lý quá nhiều lần do không hiệu quả (vết bệnh chồng vết bệnh).

– Không coi trọng sức khỏe dàn lá – càng sử dụng thuốc nấm lá càng khô khiến bệnh cháy lá sầu riêng dễ bùng phát lại.

– Không biết cách cải thiện lực cây khi bắt đầu liệu trình trị cháy lá.

– Mong muốn giữ trái nhưng không có phương án xử lý cháy lá dứt điểm, cháy lá sầu riêng sẽ tiếp tục bùng phát mạnh hơn khi cây nuôi trái, lá rụng hàng loạt sẽ gây rụng trái, các trường hợp nặng, cây sẽ chết.

Việc áp dụng phác đồ điều trị cháy lá sầu riêng của Tanixa sẽ giúp bà con giải quyết được tất cả các vấn đề trên, giúp bà con thoát khỏi nổi lo mất mùa, suy cây.

Giải pháp trị cháy lá sầu riêng trong vòng 24 giờ của Tanixa

Dàn lá cây sầu riêng xanh, dày, khoẻ sau khi sử dụng bộ sản phẩm độc quyền của Tanixa

Khi gặp hiện tượng cháy lá sầu riêng, bà con cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị phù hợp. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo cây khỏe mạnh và đạt năng suất cao trong mùa vụ. Dưới đây là phác đồ điều trị cháy lá sầu riêng đã được nhà Tanixa nghiên cứu và ứng dụng thành công.

BướcHạng mục Mục tiêu công việc Thực hiện Lưu ý Ưu điểm của giải pháp Ngày thực hiện
1Xốp đất - Đảm bảo thoáng khí, ức chế vi sinh vật có hại gây bệnh.

- Đảm bảo bước tưới gốc lúc sau thành công.

- Tăng hiệu quả hoạt động hấp thu phân của rễ.
- Xới chỉa 2 cạnh cách gốc 1m trở ra. - Không lo đứt rễ.
- Không ảnh hưởng đến cây ở các giai đoạn nhạy cảm mang trái non, mang bông.
1
2Xử lý dứt điểm nấm bệnh - Diệt nấm, khuẩn, bào tử triệt để. - Phun lá, mặt trong và mặt ngoài lá: 500ml Tanixa Bio Que/ 400 lít nước.

- Tưới gốc: 500ml Tanixa Bio Que/ 400 lít nước. Mỗi gốc 20 lít.
Nên kết hợp thêm 500ml Oliga Max Gold/ 400 lít. Mỗi gốc 20 lít để ngừa tuyến trùng. - Diệt nấm, bào tử từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Tanixa Bio Que lưu dẫn từ gốc đến ngọn trong vòng 12 tiếng.

- Ngưng ngay rụng lá. Vết bệnh khô dần ngay trong 12 tiếng.

- Không làm lá yếu hay khô lá.
1
3Xử lý bệnh sót – Phục hồi dàn lá- Diệt nấm, khuẩn, bào tử còn sót.

- Cung cấp nhựa để lá khỏe lại (dẻo, xanh bóng lại).
- Phun lá, mặt trong và mặt ngoài lá: 1kg Tanixa Anti Shock + 200ml Tanixa Bio B 160 L + 20 gram.Tanixa Bio B 160 S/ 200 lít.Bước 3 và 4 xử lý đồng thời. - Không gây kháng thuốc.

- Không làm khô lá. Lá yếu đi nấm bệnh tấn công ngược lại, đây là vòng lẩn quẩn.

- Không kích đọt.
4
4Phục hồi đất, rễ, lực cây - Làm xốp đất để đất giữ được phân, thoát nước tốt hơn cũng như vi khuẩn gây hại bị ức chế.

- Đưa vi sinh vào để kích kháng và tăng hiệu quả hoạt động của rễ.
- Tưới gốc: 200ml Tanixa Bio B 160 L + 20 gram Tanixa Bio B 160 S/ 200 lít. Mỗi gốc 20-40 lít. - Đất xốp ngay sau 72 giờ.

- Đất càng xốp rễ càng hoạt động mạnh.

- Không kích thích rễ chạy.
4
5Tăng lực cây - Đưa vi sinh vào để kích kháng và tăng hiệu quả hoạt động của rễ.

- Nâng pH, cung cấp dinh dưỡng để hồi phục sầu riêng.
- Tưới gốc: 500ml Vermi Max + 500ml Tanixa Cal Mag TE + 200ml Tanixa Bio B 160 L + 20 gram Tanixa Bio B 160 S/ 200 lít. Mỗi gốc 20 lít. - Lặp lại bước 5 cách 5 ngày

- Lần 2 có thể đi chung với phân NPK.
- Không kích thích rễ chạy.

- Tăng cường xốp đất.
9

Thuốc trị nấm phổ rộng Tanixa Bio Que

Công dụng:

– Diệt nấm, khuẩn, bào tử và kích kháng.

– Tiếp xúc bệnh khi phun lá.

– Lưu dẫn từ gốc tới ngọn khi tưới.

– Lá dẻo, xanh lại và ngừa rụng.

– Phun được mọi giai đoạn, không ảnh hưởng bông và đọt non.

Ưu điểm:

– Tính diệt nhanh.

– Tồn dư ngắn.

– Không nóng, cực mát.

Bộ đôi vi sinh Tanixa Bio B 160 L & Tanixa Bio B 160 S

Công dụng:

– Xử lý nấm bệnh

– Xốp đất

– Bẻ gãy độc tố thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư trong đất

Ưu điểm:

– Là loại thuốc trị bệnh vi sinh mạnh nhất thị trường.

– Tác dụng thấy nhanh trong 72 giờ.

Thuốc trị tuyến trùng Oliga Max Gold

– Xử lý tuyến trùng.

– Ngăn ngừa vàng lá thối rễ tái phát.

– Làm lành vết thương.

Phân bón chống rụng lá Tanixa Anti Shock

– Chống rụng lá do sốc nhiệt, giúp lá dẻo.

– Chữa rối loạn sinh lý cây trồng.

– Cung cấp trung vi lượng phục hồi sầu riêng khỏe mạnh.

– Không đi đọt.

Phân bón cân bằng pH cho đất Tanixa Cal Mag TE

– Nâng pH đất.

– Chữa rối loạn sinh lý cho cây.

– Phục hồi sầu riêng cháy lá sau khi làm bông và nuôi trái.

– Cung cấp trung vi lượng.

– Không đi rễ.

Dịch trùn quế lên men vi sinh Vermi Max

– Chữa rối loạn sinh lý cây trồng (cháy lá sầu riêng do Paclobutrazol, rụng đỏ đít, loan vàng…)

– Ức chế tuyến trùng xâm nhập.

– Cung cấp kích thích tố tự nhiên, giúp phục hồi sầu riêng.

Trên đây là những thông tin quan trọng bà con cần nắm về hiện tượng cháy lá sầu riêng. Đồng thời bài viết cũng đã chia sẻ những sai lầm thường gặp khi khắc phục bệnh cháy lá sầu riêng cùng các giải pháp đặc trị hữu hiệu nhất hiện nay. Hi vọng bà con có thể tham khảo để phục hồi sầu riêng tốt nhất, giúp cây phát triển khỏe mạnh để có một mùa vụ bội thu.

Cập nhật lúc 8:29 - 19/03/2024
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề