Bệnh muội đen – Cách phòng tránh và xử lý

Bệnh muội đen (bồ hóng) hay còn được gọi là rệp muội đen là một loại côn trùng gây hại nghiệm trọng cho cây ăn trái và không còn xa lạ đối với bà con nông dân. Hàng năm bệnh muội đen thường gây thiệt hại nghiệm trọng đến chất lượng năng suất, chất lượng trái khiến nhiều bà con đau đầu vì sự ảnh hưởng của bệnh đối với cây trồng. Trong bài viết hôm nay Tanixa kính mời quý bà con cùng tìm hiểu về bệnh muội đen là bệnh gì cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh muội đen hiệu quả.

Bệnh muội đen là bệnh gì?

Nhắc đến bệnh muội đen (bồ hóng) là loại bệnh thường gặp trên các loại cây trồng đặc biệt là trên cây chanh, cam, bưởi, xoài, chôm chôm,… Bệnh muội đen do một loại nấm có tên khoa học là Capnodium citri hoặc Meliola Commixta gây ra. Một khi cây trồng bị mắc bệnh sẽ gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho bà con nông dân. Chính vì thế bà con nên có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh muội đen gây hại như thế nào?

Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc. Như đã đề cập trước đó, bệnh muội đen do nấm bệnh ký sinh nên khi phát bệnh các nấm bệnh này sẽ ký sinh và mọc thành từng mảng trên lá và cành và quả làm rụng hoa, rụng quả, rụng lá bởi vì mặt trên và dưới của lá cũng như trên kẽ lá, vỏ trái đều bị phủ một lớp muội đen gây cản trở quá trình quang hợp của cây khiến cây không hấp thu và quang hợp được chất dinh dưỡng, cản trở quá trình sinh trưởng của cây làm cây còi cọc chậm phát triển. Bà con lưu ý nấm bệnh không ký sinh trong mô lá để gây hại nhưng các mảng bám làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá.

Bệnh muội đen thông thường tấn công trên vỏ quả hoặc lá và làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp bệnh muội đen nặng thì sẽ làm cho vỏ quả xấu xí làm giảm chất lượng, giá trị thương phẩm.

Bệnh muội đen thường phát triển và gây hại nặng vào mùa nắng.

Biện pháp xử lý và phòng bệnh muội đen

Để quản lý bệnh muội đen hiệu quả bà con cần bón phân cân đối, hợp lý, thường xuyên rửa vườn, cải tạo đất thông thoáng. Sau thu hoạch bà con nên cắt tỉa cành bị bệnh và dọn dẹp vườn cho thông thoáng.

C:\Users\Admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\cay-bi-muoi-den.jpg

Bà con lưu ý không nên trồng quá dày dẫn đến tình trạng thiếu ánh sáng và không trồng ở gần những cây ăn quả khác đã bị nhiễm bệnh muội đen.

Để xử lý tình trạng bệnh muội đen bà con tiến hành phun 1-2ml Tanixa Bio Que (nấm) + 1ml Silver Max Gold (khuẩn) + 1ml Stick Max/1 lít nước.

Rệp muội đen

Bên cạnh nấm bệnh gây bệnh muội đen thì rệp muội đen cũng là một trong những loài côn trùng gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng đặc biệt là cây ăn quả và cây cảnh. Rệp muội đen là một loài côn trùng nhỏ trong họ rệp muội, có tên khoa học là Toxoptera Citricidus. Rệp muội đen gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. có thể gây suy yếu sức khỏe của cây, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng xâm nhập vào cây và hút chất dinh dưỡng từ lá, cành và quả, gây ra sự chết chóc và rụng lá, làm mất đi giá trị kinh tế của cây trồng.

Đặc điểm của rệp muội đen (bồ hóng)

Rệp muội đen có chu kỳ phát triển nhanh chóng và trong điều kiện thích hợp chúng đẻ rất nhiều con có thể từ 20-60 con/ lần đẻ. Con non có kích thước rất nhỏ và được bao phủ bởi một lớp phấn trắng quanh cơ thể nên chúng ta khó phát hiện. Tuy nhiên chỉ trong 1 tuần chúng sẽ phát triển và lớn cực nhanh thành con trưởng thành và tiếp tục vòng đời sinh sản. Chính vì thế nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả chúng sẽ sinh trưởng và gia tăng nhanh chóng về số lượng và gây hại trên diện rộng.

Rệp muội đen trưởng thành có kích thước lớn hơn con non từ 2-3mm, có hình dạng quả lê, phần lưng và bụng của rệp muội đen có màu đen thẫm và phần cuối bụng có từ 4-7 lông cứng, cánh ngắn hoặc dài và có thể di chuyển dễ dàng sang các cây khác trong trường hợp mật độ rệp muội đen tăng nhanh với số lượng quần thể khổng lồ.

Chúng thường ẩn nấp dưới các tán lá non nên để phát hiện chúng vô cùng khó khăn.

Cơ chế gây hại của rệp muội đen

Rệp muội đen thường gây hại cho cây trồng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nhựa cây. Chúng cắn và xâm nhập vào phần mềm của cây sau đó hút các chất dinh dưỡng từ mô bên trong. Cây sẽ mất đi chất dinh dưỡng quan trọng dẫn đến cây còi cọc không phát triển và suy yếu.

Bên cạnh việc hút dinh dưỡng, nhựa cây, rệp muội đen còn gây hại bằng cách tạo ra một chất nhờn, gọi là mật rệp, trên bề mặt cây, lá cây, trái và chất mật do rệp tiết ra chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Bên cạnh những tác hại trên thì rệp muội đen còn có thể lây lan mầm bệnh khi di chuyển từ lá này sang lá khác, cây này sang cây khác gây ảnh hưởng hưởng đến sự phát triển của cây và chất lượng năng suất cây ăn quả.

Cách phòng tránh và xử lý rệp muội đen

Để phòng tránh và xử lý rệp muội đen hiệu quả, bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên thăm nom vườn để phát hiện sớm rệp muội đen và điều trị kịp thời.
  • Dọn dẹp rửa vườn vệ sinh cắt tỉa cành nhánh, tạo sự thông thoáng giữa các cây trồng.
  • Nuôi dưỡng thiên địch như kiến vàng để tiêu diệt rệp muội đen.
  • Cung cấp đủ nước và bón phân cho cây trồng hợp lý.

Cách xử lý rệp muội đen: 1-2ml Feed Max + 1-2ml Tanixa Xudu Max + 1-2ml Stick Max/ 1 lít nước

Sau khi diệt xong rệp muội đen bà con dùng Clear Max để làm sạch trái.

Vừa rồi là một số thông tin mà Tanixa đã gửi đến quý bà con về cách phòng trừ và xử lý bệnh muội đen (bồ hóng), rệp muội đen gây hại trên cây trồng. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.

Cập nhật lúc 16:19 - 24/01/2024
Đánh giá bài viết
Bài Viết Cùng Chủ Đề