CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY XOÀI

Trên cây xoài có một số loại bệnh hại thường gặp như thán thư, đốm đen, khô đọt, thối trái, nấm hồng, phấn trắng. Những bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất và chất lượng trái.

1. Bệnh thán thư trên cây xoài

Nguyên nhân

Nấm Colletotrichum gloeosporioides là tác nhân gây ra bệnh thán thư trên xoài. Mùa mưa với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh thán thư phát triển mạnh mẽ.

Triệu chứng và khả năng gây hại

Bệnh thán thư không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây và còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cả mùa vụ vì loại bệnh hại này tấn công trên các bộ phận quan trọng của cây như lá, bông, trái.

Trên lá: Bệnh thán thư thường xuất hiện và gây hại trên lá non. Ban đầu, vết bệnh trên lá chỉ là những đốm nhỏ có hình dạng giống mũi kim màu nâu sẫm. Sau đó, những đốm này sẽ chuyển sang màu đen dưới dạng bầu dục, hình tròn hoặc ngôi sao. Theo thời gian, những vết bệnh này sẽ kết hợp với nhau thành từng mảng lớn hơn và lan ra khắp lá. Ở vùng giữa của những vết bệnh này, lớp tế bào sẽ khô và tạo thành các lỗ thủng, làm cho lá non không phát triển đúng cách và bị biến dạng. 

Trên bông: Bệnh thán thư cũng có thể phát triển trên chùm bông của cây xoài. Nó làm cho bông trở nên đen và rụng. Bệnh cũng có thể lan rộng lên các cành non khác của cây.

Trên trái: Khi bệnh phát triển trên trái cây, nó bắt đầu từ giai đoạn trái còn non và kéo dài cho đến khi trái đã chín. Ban đầu, trên trái xoài xuất hiện những đốm nhỏ có hình tròn, màu nâu hoặc nâu đen. Sau đó, những đốm này lan dần ra và liên kết lại với nhau thành những vết lớn hơn, lõm vào phần thịt của trái và có thể lan ra khắp bề mặt trái. Điều này gây ra tình trạng chai sượng, thối thịt trái và kết quả khiến trái bị rụng trước sớm. 

Biện pháp phòng trừ

– Tỉa và tiêu huỷ những cành bị nhiễm bệnh để loại bỏ hoàn toàn nguồn nấm bệnh, từ đó làm giảm khả năng lây lan bệnh.

– Sử dụng chế phẩm sinh học Clear Max để xử lý nấm gây bệnh trên cây xoài. Phun phòng định kỳ, đặc biệt giai đoạn thời tiết mưa nhiều để kiểm soát và bảo vệ cây xoài khỏi sự xâm nhập, phát triển của nấm bệnh.

– Thường xuyên thăm vườn và kiểm tra để phát hiện sớm mầm bệnh nhằm có biện pháp phòng chống kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại gây ra cho cây xoài.

Những biện pháp trên cần được thực hiện một cách đều đặn và kỷ luật để đảm bảo hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài.

2. Bệnh đốm đen trên cây xoài

Nguyên nhân

Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae chính là tác nhân gây ra bệnh đốm đen trên xoài.

Triệu chứng

Ban đầu, trên lá, trái và chồi non xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu đen. Các đốm này sau đó phát triển thành những vết bệnh lớn hơn, rồi liên kết lại với nhau để tạo thành những vết loét không đều và cuối cùng tạo thành một khu vực lõm so với bề mặt lá.

Trên chồi non và trái, các vết bệnh thường xuất hiện dưới dạng những vết nứt dọc màu nâu đen, đôi khi nhựa có thể chảy ra từ những vết nứt đó.

Trường hợp bệnh xảy ra trên cây non trong vườn ươm, tình trạng lây lan của bệnh rất nhanh và có thể gây chết cây.

Biện pháp phòng trừ

Loại bỏ mầm bệnh ra khỏi vườn bằng cách cắt bỏ và tiêu huỷ những cành, lá và quả bị nhiễm bệnh nặng.

Phun Clear Max định kỳ để phòng nấm khuẩn sinh sôi và phát triển với tần suất 15-20 ngày/ lần, đặc biệt vào giai đoạn mùa mưa, độ ẩm không khí cao.

Tăng cường chăm sóc để cây xoài phát triển khỏe mạnh và có độ kháng cao đối với bệnh tật

Thường xuyên thăm và kiểm tra vườn để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh và áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.

3. Bệnh khô đọt thối trái trên cây xoài

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô đọt thối trái trên cây xoài là do nấm Diplodia natalensis gây ra. Bệnh khô đọt thối trái gây hại nghiêm trọng khi gặp điều kiện độ ẩm cao, đặc biệt lây lan nhanh trong mùa mưa.

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh khô đọt thối trái diễn ra trên cả nhánh, đọt và trái xoài

Trên nhánh và đọt: vết bệnh xuất hiện dưới dạng các đốm sậm màu, từ từ lan đến cành non và cuống lá. Lá cây dần dần chuyển sang màu nâu và mép lá cuốn lên. Cành cây bị khô, nhăn và có thể xuất hiện dịch mủ. Khi chẻ dọc những cành bị bệnh, bà con sẽ quan sát được tình trạng mạch dẫn bên trong đã chuyển sang màu nâu.

Trên trái: bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn thu hoạch. Vết bệnh ban đầu xuất hiện từ phía cuống trái và dần lan xuống, làm cho toàn bộ trái bị thối. Bên trong thịt trái sẽ có những sọc đen chạy dọc theo trái. Vết thối mềm và có khả năng lây lan nhanh chóng sau 2-3 ngày, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm.

Biện pháp phòng trừ

Cắt bỏ và tiêu huỷ những cành, đọt và trái bị bệnh ra khỏi vườn nằm loại bỏ nguồn nấm bệnh.

Phun Clear Max định kỳ để phòng nấm khuẩn sinh sôi và phát triển với tần suất 15-20 ngày/ lần, đặc biệt vào giai đoạn mùa mưa, độ ẩm không khí cao.

Tăng cường chăm sóc để cây xoài phát triển khỏe mạnh và có độ kháng cao đối với bệnh tật

Thường xuyên thăm và kiểm tra vườn để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh và áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Tránh gây bầm dập hoặc làm rụng cuống trái khi thu hoạch. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Khi bảo quản trái, cần đặt chúng ở nơi thoáng mát.

Chăm sóc kỹ vườn xoài và bón phân hợp lý để cây có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh hại, nấm bệnh.

Nên áp dụng các biện pháp trên một cách liên tục và đều đặn để đảm bảo hiệu quả phòng trừ bệnh khô đọt thối trái trên cây xoài.

4. Bệnh phấn trắng trên cây xoài

Nguyên nhân

Bệnh phấn trắng trên cây xoài xuất phát từ vi khuẩn Oidium mangiferae. Điều kiện thời tiết nóng ẩm hoặc đêm có sương là môi trường thích hợp gây ra tình trạng bệnh này.

Triệu chứng

– Trên lá non, nụ hoa và trái non xuất hiện nấm bệnh dưới dạng một lớp phấn trắng.

– Bệnh thường bắt đầu từ ngọn của cây, lan rộng dần xuống cành, lá non, cuống hoa và trái non.

– Hoa thường bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn.

– Trái bị nhiễm bệnh vào giai đoạn trái non và sẽ bị biến dạng, méo mó, mất màu, khô cằn và rụng sớm

– Các bộ phận của cây xoài bị nhiễm bệnh sẽ bị mục nát, khô và rụng.

Biện pháp phòng trừ

Tiến hành cắt bỏ những cành lá, chùm hoa và chùm quả đã bị nhiễm bệnh và đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy.

Phun thuốc trị nấm định kỳ đặc biệt vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí cao cần phun phòng sớm để kiểm soát mầm bệnh ngay từ đầu.

Cắt tỉa vườn để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận đủ ánh sáng

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm cả vi lượng và amino acid, bón phân hợp lý

Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện và xử lý bệnh tật kịp thời.

5. Bệnh nấm hồng trên cây xoài

Nguyên nhân

Nấm Corticium salmonicolor là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm hồng trên cây xoài.

Triệu chứng

Nấm hồng gây hại trên các vị trí vỏ thân hoặc nhánh của cây xoài với vết bệnh điển hình như:

– Xuất hiện tơ nấm trắng bò lan và sau đó hình thành các mảng màu hồng.

– Hoặc xuất hiện các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hoặc nhánh.

– Nhánh và thân cây bị nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng, dẫn đến khô và chết

Biện pháp phòng trừ

Cắt tỉa và tiêu huỷ những cành mang bệnh nặng ra ngoài vườn

Phun Silver Max Gold và Tanixa Bio Que lên cây bị bệnh để trị nấm bệnh với liều như sau 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước

Định kỳ tỉa cành trong vườn để tạo độ thông thoáng trong vườn

Phun phòng thuốc trị nấm bệnh vào đầu giai đoạn thời tiết vào mùa mưa để kiểm soát nấm bệnh phát triển khi gặp độ ẩm không khí cao

Thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.

Cập nhật lúc 8:48 - 28/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề