Phân hữu cơ vi sinh là gì. Các loại phân hữu cơ vi sinh hiện nay

Phân hữu cơ vi sinh là gì và công dụng của phân vi sinh trong ứng dụng nông nghiệp như thế nào? Tất cả các câu trả lời sẽ được Tanixa giải đáp ngay trong bài viết bên dưới đây.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón sử dụng các nguyên liệu hữu cơ được pha trộn với nhau sau đó xử lý và tiến hành cho lên men.

Trong phân hữu cơ vi sinh có chứa nhiều hơn 15% thành phần chất hữu cơ và nhiều vi sinh vật còn sống khi bón vào đất. Chúng có công dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cho đất trồng trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn giúp cải tạo nguồn đất trồng một cách hiệu quả.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh có nhiều ưu điểm vượt bậc trong việc cải tạo và duy trì nguồn đất giàu dinh dinh dưỡng, giúp đất đai tơi xốp, nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ một cách lâu dài, cân bằng môi trường.

Phân hữu cơ vi sinh có thể bón trực tiếp vào cây mà không sợ cây bị nóng, không gây ảnh hưởng đến tình trạng đất, không làm đất bị chua, phèn hoặc tồn dư các chất trong đất. Với những ưu điểm vượt trội phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi và thay thế cho các phân bón hoá học.

Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật sống nên dễ dàng phân giải và làm tăng hiệu lực hấp thu, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Các loại phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh được chia thành các loại sau:

Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm: là loại phân bón có chứa các vi khuẩn hoặc vi sinh vật có lợi có khả năng cố định nitơ trong không khí trở thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ. Chúng thường được chia thành hai dạng đó là vi sinh vật cố định đạm cộng sinh và cố định đạm tự do.

Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất thành lân dễ tan để cây trồng hấp thụ được.

Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali, silic: là phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất chứa Kali, silic thành dạng ion để cây trồng dễ dàng hấp thụ.

Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/cellulose: Đây là nhóm phân bón có chứa các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các các chất hữu cơ, bã, xác thực vật,…

Phân hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh: là nhóm phân bón có chứa các vi sinh vật ký sinh có khả năng đối kháng, chúng tiết ra các chất gây ức chế và kìm hãm các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.

Phân hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng là nhóm phân bón có khả năng tiết ra chất để hoà tan Si, Zn để cây hấp thụ.

Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng nhờ chứa nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải. Bên cạnh đó, chúng có đóng vai trò như một loại thuốc trừ sâu sinh học.

Hiện nay phân hữu cơ vi sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi chúng không những cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng mà còn giúp gia tăng chất lượng nông sản, an toàn cho sức khỏe con người cũng như thân thiện với môi trường.

Lưu ý: Bà con không nên làm dụng phân bón hoá học hoặc sử dụng không đúng cách vì chúng không những gây hại cho cho cây trồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất khiến đất đai bị tồn dư thuốc hóa học, giết chết các vi sinh vật có lợi trong môi trường đất, làm đất bị chai sạn, nghèo nàn không còn dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

Chính vì thế phân hữu cơ vi sinh rất được nhiều người ưa chuộng vì vừa đem đến lợi ích cho cây trồng trong thời gian dài, bền vững vừa ổn định dinh dưỡng trong đất, giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển, giúp giữ nước và phát triển bộ rễ cho cây. Bên cạnh đó, phân hữu cơ vi sinh còn cung cấp một lượng vi sinh vật có lợi dồi dào trong đất giúp phân giải các chất để cây dễ dàng hấp thụ.

Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Mặc dù phân hữu cơ vi sinh tồn tại nhiều vi sinh vật có ích nhưng nếu chúng ta không biết cách sử dụng và bảo quản thì các vi sinh vật sẽ dễ bị oxy hoá và \nếu chúng ta sử dụng và hoà trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh có thể gây chết các vi sinh vật đó.

Bà con lưu ý thời gian để bón phân hữu cơ vi sinh tốt nhất là 2 tuần để tạo khoảng cách giữa lần bón phân đầu và lần tiếp theo cũng như giúp cây hấp thụ hết các dưỡng chất của mỗi loại phân bón khác nhau.

Mong rằng bài viết vừa rồi đã giúp quý bà con nông dân hiểu thêm về phân hữu cơ vi sinh là gì và cũng như những ưu điểm và lợi ích của phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng và môi trường.

 

Cập nhật lúc 9:31 - 20/12/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề