CÁC LOẠI BỆNH HẠI TRÊN CÂY HOA HỒNG

Là loại hoa xinh đẹp được nhiều người yêu thích, tuy nhiên để trồng được một cây hoa hồng xanh tốt, khoẻ mạnh, cho bông đẹp, không phải là điều dễ dàng mà bất cứ ai cũng làm được. Bởi hoa hồng là loại cây dễ dàng bị nhiều loại bệnh hại tấn công. Trong bài viết sau đây, Tanixa mời bạn tìm hiểu về các loại bệnh hại trên cây hoa hồng.

Nguyên nhân cây hoa hồng thường mắc bệnh

Hoa hồng là loại cây có chủng loại đa dạng và được trồng phổ biến nhiều nơi như các vườn kiểng, nhà phố, công viên,… Tuy nhiên, hoa hồng rất dễ mắc bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Để có một cây hoa hồng tươi tốt, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về các loại bệnh của hoa hồng và có biện pháp trồng và chăm sóc phù hợp.

Chế độ chăm sóc là nguyên nhân chính khiến cây hoa hồng có khả năng mắc bệnh hay không. Vì nếu không được chăm sóc chu đáo, hoa hồng rất dễ mắc phải các loại bệnh phổ biến. Bên cạnh đó, thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hại trên hoa hồng.

Bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng dễ dàng khiến cây mắc bệnh, nhưng đặc biệt vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao kết hợp nhiệt độ thấp chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát sinh và gây hại nặng cho vườn hoa hồng.

Các loại bệnh thường gặp trên hoa hồng

1. Bệnh cháy lá

Nắng nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá trên hoa hồng. Với bản chất lá mỏng, không chịu được ánh nắng quá gay gắt, khi gặp thời tiết với độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, cây hoa hồng sẽ dễ dàng bị bệnh cháy lá. 

Bệnh cháy lá trên hoa hồng
Bệnh cháy lá trên hoa hồng

Bệnh cháy lá trên cây hoa hồng rất dễ nhận biết qua một số biểu hiện rõ rệt như:

  • Màu lá sẽ bị nhạt dần sau đó lá chuyển sang màu nâu vàng rồi rụng
  • Lá cây bị cháy khô từ phần rìa mép lá vào trong
  • Hoa nhỏ và lá non bị héo rũ xuống

Bệnh cháy lá sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây vì diệp lục trên lá bị mất dần, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng, làm cho cây yếu ớt, xơ xác, còi cọc và kém phát triển.

2. Bệnh vàng lá

Cây mắc bệnh này thường dễ phát hiện nhất khi lá bị vàng vọt. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này do tình trạng dư kiềm hoặc thiếu sắt, đất dễ úng.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh vàng lá trên hoa hồng mà chúng ta quan sát được chính là nhận thấy hàng loạt lá của cây chuyển sang màu vàng.

Nguyên nhân khiến hoa hồng mắc phải bệnh này là do bón dư kiềm, thiếu sắt hoặc do tình trạng đất bị úng nước, bí khí.

Bệnh vàng lá trên cây hoa hồng
Bệnh vàng lá trên cây hoa hồng

Để khắc phục tình trạng bệnh vàng lá, bạn cần xử lý ngay phần đất trồng của cây hoa hồng bằng cách thay đất trồng mới. Với điều kiện, đất mới cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và được bón bổ sung phân hữu cơ và than bùn và axit nhằm cân bằng lại lượng kiềm trong đất về mức cho phép.

Hoặc bạn có thể chọn phối trộn các loại đất thịt organic với giá thể hoặc dùng đất trồng hoa hồng trộn sẵn được bán tại các cửa hàng cây kiểng hoặc cửa hàng vật tư nông nghiệp.

3. Bệnh khô cành

Bệnh khô cành trên cây hoa hồng thường được người trồng cây hiểu lầm thành một biểu hiện bình thường của cây rằng các cành già sẽ khô chết dần. Tuy nhiên, khi cây hoa hồng xuất hiện loại bệnh hại này mà không được xử lý trong thời gian dài, cây hoa hồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cành khô khó hồi phục, cây dần dần héo úa rồi chết.

Bệnh khô cành trên cây hoa hồng
Bệnh khô cành trên cây hoa hồng

Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh khô cành chính là trên thân cây xuất hiện những đốm bệnh màu nâu vàng. Bên cạnh đó, lá cây cũng sẽ có tình trạng khô héo và rũ xuống, nhìn có vẻ yếu ớt. Khi bệnh phát triển nặng, thân cây sẽ chuyển dần qua màu đen hoặc màu xanh. 

4. Bệnh héo Verticillium

Bệnh héo Verticillium là loại bệnh khó nhận biết nhất trên cây hoa hồng bởi nó không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng và thường tấn công gây hại cây hoa hồng vào những ngày khi thời tiết bị nóng khô, đặc biệt là mùa hè.

Khi cây hoa hồng mắc bệnh Verticillium, cây sẽ có biểu hiện héo xanh ngọn, phần lá dưới tán sẽ bị vàng vào ban ngày tuy nhiên buổi tối sẽ phục hồi trạng thái thanh tươi trở lại. 

Trên hoa xuất hiện những vệt héo nâu dọc theo chiều cánh hoa.

Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, phần ngọn cây cũng sẽ bị héo rũ thành màu vàng rồi chuyển dần sang nâu. Cuối cùng cả cây tàn úa rồi chết cây.

Bệnh héo Verticillium trên cây hoa hồng
Bệnh héo Verticillium trên cây hoa hồng

5. Bệnh đốm đen lá 

Nấm Diplocarpon rosae là tác nhân gây ra bệnh đốm đen trên lá hoa hồng.

Loại bệnh hại này thường phát triển mạnh mẽ khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời ẩm ướt, độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. 

Trên lá xuất hiện những đốm màu đen chính là biểu hiện rõ nét nhất của loại bệnh hại này. Các đốm đen có kích thước lớn nhỏ khác nhau và khi bệnh trở nặng, các vết đốm sẽ đục lỗ xuyên qua lá

Bệnh lá đốm đen trên cây hoa hồng
Bệnh lá đốm đen trên cây hoa hồng

Bệnh đốm đen là loại bệnh thường gặp trên hoa hồng, tuy khả năng gây hại không nghiêm trọng đến mức làm chết cây nhưng bệnh đốm đen là nguyên nhân khiến cây trở nên còi cọc, kém phát triển và khiến cây dễ nhiễm các loại bệnh hại khác.

Các bạn có thể sử dụng sản phẩm Clear Max để phun phòng và trị bệnh đốm đen

Liều dùng: 1ml Clear Max/ 1 lít nước

6. Bệnh thán thư

Tác nhân gây ra bệnh thán thư trên hoa hồng là do nấm Colletotrichum gloeosporioidesCephaleuros virescens.

Thông thường, bệnh thán thư thường tấn công lên cá và thân cành của cây hoa hồng.

Khi mắc bệnh, cây sẽ xuất hiện những vết đốm màu nâu sẫm có viền màu nâu đỏ. Khi bệnh phát triển mạnh, vết đốm sẽ ngày càng lan rộng ra làm hoại tử thân cành hoặc thủng lá

 Đối với những vết bệnh trên lá, mặt dưới của lá tại vị trí vết bệnh còn xuất hiện những đốm đen bào tử nấm

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng
Bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Đối với các vết bệnh trên thân, cành, khi mắc bệnh, sẽ xuất hiện các vết nứt màu hồng dọc theo thân, cành, về sau dần chuyển thành màu nâu. Cành bị mắc bệnh sẽ ngày càng suy yếu và dễ ngã đổ.

7. Bệnh rỉ sắt

Bệnh rỉ sắt cũng là một trong số những loại bệnh phổ biến nhất mà cây hoa hồng dễ dàng mắc phải.

Tác nhân gây bệnh rỉ sắt trên hoa hồng là do nấm Phragmidium mucronatum.

Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp trong khoảng 16 – 23 độ chính là điều kiện thời tiết thích hợp nhất để nấm bệnh rỉ sắt phát sinh và phát triển mạnh mẽ trong vườn. 

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Khi mắc bệnh rỉ sắt, trên lá cây hoa hồng sẽ xuất hiện những vết nấm nhỏ có dạng tơ xốp màu vàng và nâu về sau chuyển dần thành màu cam đậm.

Vết nấm bệnh rỉ sắt chủ yếu nằm ở phần mặt dưới của lá.

Khi bệnh phát triển mạnh mẽ, nấm bệnh có thể phủ kín toàn bộ mặt dưới của lá khiến cho cây hoa hồng mất đi khả năng tổng hợp các chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến độ đẹp của hoa.

Phun Clear Max để phun phòng và trị bệnh rỉ sắt với liều dùng: 1ml Clear Max/ 1 lít nước.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Rửa vườn - Sạch rong rêu - Sạch nấm bệnh - Hiệu quả nhanh - Không bị tái - Không để lại màu

8. Bệnh sùi cành 

Sùi cành là loại bệnh thường xuất hiện trên những cành non của cây hoa hồng, ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện trên thân và lá của cây.

​​​​​​​Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng
​​​​​​​Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng

Khi mắc bệnh sùi cành, cây hoa hồng sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Lá hơi chuyển sang màu vàng và cây cằn cỗi.
  • Đốt trên thân cây ngắn lại, tạo thành những nốt u sần sùi
  • Trên thân, cành xuất hiện những vết nứt rồi dân nổi những nốt gỗ u lên
  • Thân cây xuất hiện nhiều vết sần sùi làm xấu cây, khi bệnh phát triển mạnh, những nốt sần sùi đó có thể liên kết lại với nhau tạo thành một đoạn dài
  • Khi bệnh gây hại nghiêm trọng, những vết bệnh sẽ bao phủ đầy quanh khắp cành làm cho cây khô héo và gãy cành

Khi cây hoa hồng mắc bệnh sùi cành, bạn hãy cắt bỏ và tiêu huỷ những cành bệnh, vệ sinh sạch sẽ vị trí trồng cây và sử dụng các loại thuốc đặc trị.

Cách phòng bệnh cho hoa hồng

Đối với các loại bệnh hại trên hoa hồng được nhắc đến trong bài viết này, người trồng hoa cần lưu ý phun thuốc phòng ngừa và trị bệnh từ sớm để bệnh không lây lan, phát triển, gây hại nặng cho cây và giúp cây sớm phục hội

Một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả mà người trồng hoa hồng nên kết hợp với nhau như:

Trồng giống kháng bệnh: Chọn cây giống tốt, khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng và chống chịu được bệnh tật.

Chọn đất tốt trồng hoa: Chọn đất hoặc giá thể có chứa nhiều dinh dưỡng như đất thịt organic, xơ dừa xử lý chát hoặc trấu hun.

Tưới nước đều đặn: Tưới nước vừa phải với lượng nước hợp lý, tránh tưới nước quá nhiều để tránh trường hợp ngập úng và tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển

Chế độ bón phân: Bón phân hợp lý, cân bằng giữa các nguyên tố vi lượng, kết hợp bón thêm các loại phân hữu cơ như phân bò ủ hoai, phân trùn quế.

Nhiệt độ: Hoa hồng thích hợp phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 19 đến 26 độ. Cần trồng cây ở vị trí đón được ánh nắng mặt trời từ 5-7 giờ/ngày.

Vệ sinh chậu, vườn thường xuyên: Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh vườn hoa, cắt tỉa và tiêu huỷ những cành bệnh, tàn dư thực vật để loại bỏ các yếu tố gây bệnh.

Qua những thông tin về các loại bệnh hại trên hoa hồng trong bài viết, hi vọng Tanixa giúp ích được cho các bạn yêu thích trồng hoa hồng có thêm những kiến thức để có thể trồng một vườn hoa xinh đẹp, tươi tốt. 

Khi cây bị bệnh, phun lá xử lý liều 1ml Silver Max Gold + 1ml Tanixa Bio Que/1 lít nước.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị nấm phổ rộng. Tiếp xúc - Nội hấp - Thấm sâu - Kéo dài.

Cập nhật lúc 10:17 - 21/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề