BỆNH HÉO XANH, HÉO RŨ TRÊN CÂY RAU MÀU

Sự đa dạng về chủng loại cây trồng cùng tập quán canh tác và thời gian luân canh ngắn ngày của người nông dân chính là điều kiện thuận lợi cho nguồn bệnh hại từ sâu, nấm khuẩn, virus luôn tồn tại trên những cánh đồng.

Từ đó tiềm ẩn những nguy cơ bệnh hại thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và thậm chí kinh tế của người nông dân. Vậy làm sao để ngăn ngừa và đâu là giải pháp điều trị loại bệnh hại này hiệu quả nhất?

Bệnh héo xanh là gì?

Bệnh héo xanh còn được biết đến là bệnh héo tươi, héo rũ, có thể hiểu đơn giản “bệnh héo xanh” là tình trạng cây héo đột ngột và chết nhưng lá vẫn còn xanh. Bệnh hại này thường gặp trên các loại cây họ cà và họ bầu bí. Đây là loại bệnh rất khó điều trị và khả năng lây lan cao vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Theo thống kê, cứ trên tổng diện tích trồng cây họ cà khoảng 3000ha thì có đến 160ha cây nhiễm bệnh héo xanh và 50ha cây trồng nhiễm bệnh héo xanh ở tình trạng nặng.

Nguyên nhân gây bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, chúng còn có tên khác là Ralstonia Solanacearum. Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi, chúng tồn tại trong tự nhiên trên các cây ký chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh của chúng rất đa dạng.

Khi tìm được đối tượng cây thích hợp, chúng tấn công, xâm nhập và di chuyển trong mạch dẫn làm hư bó mạch của cây khiến cho cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cây héo và chết.

Bệnh héo xanh gây hại trên các loại cây rau màu
Bệnh héo xanh gây hại trên các loại cây rau màu

Triệu chứng gây hại của bệnh héo xanh

– Bệnh héo xanh có thể xuất hiện và gây hại ở cả hai giai đoạn: cây con ở vườn ươm và cây ở ruộng sản xuất.

– Bệnh gây hại nặng nhất khi cây trong giai đoạn ra nụ – hoa đến lúc hình thành quả non – thu hoạch.

– Cây non nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, sau đó cây chết nhưng lá vẫn còn xanh.

– Cây lớn nhiễm bệnh, ban đầu các lá ngọn sẽ héo xanh rũ xuống, sau đó các lá gốc tiếp tục héo. Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một thân hoặc nhánh cùng một phía của cây, cuối cùng dẫn đến toàn bộ cây héo rũ, gãy gục và chết.

– Phần thân gốc sát mặt đất của cây nhiễm bệnh sẽ có vỏ xù xì, có những u nhỏ.

– Phần bên trong rễ cây và thân cây bị sũng nước, sau đó chuyển sang màu nâu. Nếu cắt đoạn cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Bệnh héo xanh trên cây cà chua
Bệnh héo xanh trên cây cà chua

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh héo xanh

– Vi khuẩn tồn tại trong hạt giống cây bị nhiễm bệnh, trong đất, trong tàn dư cây trồng và cỏ dại.

– Vi khuẩn lây lan qua gió, nước, cây giống, công cụ lao động.

– Vi khuẩn xâm nhập qua vị trí vết thương trên rễ, thân cây, sau đó tấn công vào mạch dẫn của cây và di chuyển theo mạch dẫn làm hư bó mạch khiến cho cây trồng không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây dẫn đến hiện tượng héo và chết.

– Tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, độ ẩm đất và nhiệt độ môi trường mà tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trên cây sẽ phát triển nhanh hay chậm. 

– Bệnh héo xanh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao và mưa nhiều.

– Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7 – 7.2, nhiệt độ thích hợp từ 24 – 37 độ C. Nhiệt độ gây chết 52 độ C. 

– Cây trồng bị bệnh héo xanh gây hại nặng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, trên ruộng trồng thoát nước kém hoặc thường xuyên tưới nước quá ẩm ướt.

Bệnh héo xanh trên cây khoai lang
Bệnh héo xanh trên cây khoai lang

Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh

Biện pháp canh tác

– Chọn giống sạch bệnh. Không sử dụng nguồn giống trên cây đã bị bệnh héo xanh.

– Luân canh các loại cây trồng khác họ, không nên trồng 2 vụ liên tiếp cây họ cà trên một chân đất như ớt, khoai tây.

– Trồng cây ghép để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn. Chọn những giống cây làm gốc ghép có bộ rễ khỏe, có khả năng chống bệnh héo xanh tốt.

– Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trước khi trồng.

– Xử lý hạt giống trong nước nóng 50 độ C trong 25 phút.

– Cày bừa đất thật kỹ trước khi trồng mùa vụ mới, kết hợp bón thêm vôi bột hoặc Furadan 3H để xử lý đất.

– Lên luống cao, dễ thoát nước trong mùa mưa, hạn chế tưới nước quá ẩm.

– Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.

– Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm sây sát, tổn thương cho cây.

– Thu gom cây bị bệnh đem tiêu hủy.

Biện pháp Công nghệ sinh học Nano

– Phun ngừa ngay từ đầu lúc cây con được 15 ngày

– Silver Max Gold 1.2SL (trị khuẩn tiếp xúc, diệt bào tử)

– Oliga Max Gold (Kích kháng, kích rễ)

Liều dùng:

– (1ml Silver Max Gold 1.2SL + 1ml Oliga Max Gold)/ 1 lít nước.

– Phun lá (chích gốc).

Liên hệ giá - 038 859 5788

Chuyên trị khuẩn phổ rộng. Đặc trị bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên lúa, sương mai trên cà chua

Liên hệ giá - 038 859 5788

Kích rễ. Ức chế tuyến trùng. Ức chế nấm Phytopthora. Ngăn ngừa vàng lá thối rễ tái phát. Tăng hiệu quả thuốc rầy, nhện, bọ trĩ. Ngâm ủ giống.

Hiệu quả: 3 ngày sau phun.

Lưu ý: 

– 3 ngày sau phun, kiểm tra pH đất, nâng pH lên 6.

– Sau khi hết bệnh, phun Vermi Max để cây ra rễ to, cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi nhanh.

Cập nhật lúc 15:16 - 13/06/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *