Nứt thân xì mủ sầu riêng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trừ

Nứt thân xì mủ sầu riêng là một căn bệnh trên sầu riêng khiến bất cứ nhà vườn nào cũng đau đầu tìm giải pháp khắc phục cũng như phòng tránh.

Nguyên nhân gây nứt thân xì mủ sầu riêng

Nứt thân xì mủ sầu riêng là loại bệnh không chỉ gây hại đến sự sinh trưởng của cây nhỏ mà còn giảm năng suất cây trưởng thành. Thậm chí nếu bệnh quá nặng có thể giết chết cây và gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhà vườn.

Để trị dứt điểm căn bệnh đang trở thành vấn nạn của nhiều nhà vườn khi sầu riêng vào mùa này thì việc đầu tiên cần biết chính là chứng nứt thân xì mủ xuất phát từ đâu? Cùng Tanixa tìm ra nguồn cơn và đánh giá tác hại của căn bệnh này nhé.

Theo nghiên cứu và thực nghiệm của các chuyên gia nông nghiệp thì bệnh nứt thân chủ yếu do Phytophthora spp, tên khoa học đầy đủ là Phytophthora palmivora gây ra. Đây chính là cái tên không hề xa lạ gì với bà con nông dân hay các nhà vườn chuyên trồng cây ăn trái đặc biệt là sầu riêng. Phytophthora spp được xếp vào một trong những loài vi sinh vật có sức tàn phá dữ dội, nghiêm trọng hơn, chúng còn được gọi là “kẻ hủy diệt thực vật”.

Phytophthora làm cây sầu riêng nứt thân xì mủ.

Phytophthora làm cây sầu riêng nứt thân xì mủ.

Phytophthora thường tồn tại trong đất dưới thể động bào tử tự do nhưng lại lây lan qua nước và gió. Đây cũng là điểm cần lưu ý khi lên kế hoạch xử lý Phytophthora. Tốt nhất là áp dụng phương pháp tổng hợp từ thân, cành, lá đến tận dưới vùng rễ bên dưới.

Mang hình dạng đặc trưng nên Phytophthora thuận lợi tấn công vào cây khi có vết thương. Những vết thương hình thành chủ yếu do quá trình chăm sóc cây chưa chuẩn, bị sâu hại tấn công hoặc đang chịu tổn thương do đỉnh rễ bị ngập úng hoặc cây đang sinh trưởng ở vùng có mưa lụt kéo dài. Điều đáng lo là sâu hại không chỉ tác động vào cây từ rễ mà còn có thể thâm nhập trực tiếp vào qua thân, cành hoặc thậm chí là lá non để gây hại.

Nhất là ở những khu vực có dạng thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho Phytophthora gây nứt thân, xì mủ, lở cổ rễ trên cây sầu riêng hoành hành mạnh và nhanh nhất. Ban đầu, chúng chỉ khiến cho sầu riêng bị vàng lá, còi cọc, nhưng càng về sau càng để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn tới chết cây rất nhanh khiến cho nhà vườn trở tay không kịp.

Dấu hiệu nhận biết nứt thân xì mủ sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng vô cùng đơn giản. Bà con chỉ cần chọn thời điểm thăm vườn vào buổi sáng sớm, sẽ không khó để bắt gặp những vết xì mủ trên thân cây. Nếu bà con đến lúc trời đứng nắng, những dấu vết này sẽ khô đi, tệp vào màu thân cây và khó quan sát. Vì vậy nhà vườn cần thường xuyên thăm vườn vào buổi sáng để sớm phát hiện vết bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng và có cách phòng trị hiệu quả.

Cần nhanh chóng điều trị và khắc phục chứng bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng.

Cần nhanh chóng điều trị và khắc phục chứng bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng.

Bà con nhà vườn cũng nên tranh thủ xem xét để sớm tìm ra các biểu hiện ban đầu của nứt thân xì mủ sầu riêng vào mùa khô hoặc đầu mùa mưa. Thoạt tiên chúng chỉ là những vết tươm nước nhỏ nên rất khó phát hiện khi ở vào giữa mùa mưa. Nếu để lâu dần khiến vỏ bị nứt thành các vết ngắn, dài khác nhau, chảy nhựa màu nâu đỏ. Trên vết bệnh bị nhũn nước, ngâm nước và dần có mùi như bị thối.

Ngay khi tách vỏ ra, nhà vườn sẽ thấy phần lõi cây đã chuyển sang màu hồng nhạt nằm đan xen các vết màu tím, viền gợn sóng. Càng để lâu thì vết bệnh sẽ càng lan vào trong bó mạch gây cản trở nghiêm trọng tới quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng, khiến cho thân, cành sầu riêng bị thiếu chất và điều tất yếu là dẫn đến suy kiệt.

Nứt thân xì mủ sầu riêng không chỉ gây hại trên thân mà chúng còn dễ dàng tấn công xuống các bộ phận phía dưới của cây, làm thối và lở cổ rễ. Nếu con đường vận chuyển huyết mạch này đứt đoạn sẽ nhanh chóng khiến cây suy kiệt. Chưa hết, phần rễ nằm trong đất nên khi nhiễm bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra. Tới khi nhìn rõ triệu chứng thì bệnh đã lây lan sâu và nặng, khiến bà con trở tay không kịp.

Có một thực tế là một khi bệnh đã xâm nhập vào đến cổ rễ, rồi thân hay nách, cành cũng là thời điểm mà sầu riêng đã còi cọc, lá héo. Cây trở nên vàng vọt, đứng đọt rồi dần dần sinh trưởng chậm và nặng nhất là chết cả cây.

Nứt thân xì mủ sầu riêng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây.

Nứt thân xì mủ sầu riêng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây.

Cây sầu riêng khi bị bệnh nứt thân xì mủ rồi thì sẽ không thể phát triển bình thường được như ban đầu nữa vì phần vỏ cây bị thối không còn có thể đưa nước cùng dinh dưỡng lên trên nuôi cây. Cây trở nên còi cọc, kém phát triển, thậm chí vì đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh do nấm khuẩn khác gây ra. Trường hợp cây bị quá nặng thì sẽ chết.

Phòng ngừa chứng nứt thân xì mủ sầu riêng như thế nào?

Để giải quyết căn bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng, nhà vườn cần thực hiện các bước sau:

Chọn giống cẩn thận: Ngay từ bước đầu tiên của quy trình trồng sầu riêng, bà con cần phải chọn cây giống thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Nhất định phải chọn cây giống xanh khỏe, phần rễ nhiều và màu trắng. Tuyệt đối không chọn cây giống để quá lâu vì phần rễ ở những cây này sẽ bị thối đen, tuột đầu rễ. Nếu chọn nhầm các loại cây giống này thì bạn đã trực tiếp mang mầm bệnh vào vườn rồi đấy.

Tri dứt bệnh mang lại năng suất cao.

Tri dứt bệnh mang lại năng suất cao.

Chọn lựa đất sạch bệnh trước khi trồng: Vườn sầu riêng khi trước trồng các loại sầu dù thuộc giống nào, cũng cần lựa chọn, sàng lọc đất cẩn thận, tránh đất sét, đất thoái hóa, bạc màu hay quá nén dẽ. Cách tốt nhất để hạn chế mầm bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng và các bệnh trong đất khác thì bà con nên dùng vôi để xử lý trước khi trồng từ 7 – 10 ngày.

Chú ý vấn đề dinh dưỡng cho cây: Khâu bón phân cho cây sầu riêng rất quan trọng. Vì nếu không làm cẩn thận sẽ gây ra tình trạng thừa đạm hay thiếu đạm. Đối với những vườn thừa đạm thì nguy cơ bị nứt thân xì mủ sầu riêng cũng khá cao vì đây là môi trường thuận lợi cho loại Phytophthora phát triển mạnh.

Với các vườn cây sầu riêng mới trồng, nhà vườn nên đầu tư hữu cơ, hoại mục trong 6 tháng đầu. Còn với những khu vườn lâu năm thì hãy luân phiên giữa hữu cơ và phân hóa học cho đất và cây. Dù vậy cũng cần lưu ý chỉ sử dụng hóa học để cân bằng các loại dinh dưỡng chứ đừng đế phân bón quá thừa đạm.

Biểu hiện bệnh trên cây sầu riêng

Biểu hiện bệnh trên cây sầu riêng

Thường xuyên cắt, tỉa và tạo tán cho vườn được thông thoáng. Tránh để vườn rậm rạp vì sẽ làm tăng độ ẩm nhất là sau giai đoạn thu hoạch sẽ gây hại rất nhiều.

Vườn cây sầu riêng con thì nhà vườn nên ưu tiên trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng quá dày đặc cũng không tốt cho năng suất vườn sầu.

Áp dung giải pháp “Chăm sóc đất – Bảo vệ rễ” để cải tạo nền đất trồng sao cho vừa tơi xốp, giàu hữu cơ vừa sạch nấm bệnh, ổn định pH.

Giữ cho vườn trồng sầu riêng luôn thoát nước tốt, có biện pháp phòng tránh ngập úng vào mùa mưa.

Thường xuyên quan tâm, chăm sóc cây trồng tốt bằng cách tưới nước đủ ẩm kết hợp với bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đồng thời bà con cũng nên tăng cường bón phân hữu cơ và hạn chế tối đa việc bón phân hóa học vô cơ.

Bổ sung xài combo vi sinh Bio B 170 LS định kì với liều xài

Với bài viết trên, Tanixa hy vọng bà con đã nắm được những thông tin cơ bản về chứng nứt thân xì mủ sầu riêng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này hay đang quan tâm tìm cách xử lý các vấn đề về sâu, bệnh khác trên sầu riêng hay các loại cây trồng khác, bà con nhà vườn đừng ngại để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật Tanixa tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Cập nhật lúc 14:10 - 22/06/2024
5/5 - (3 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề