Quy trình canh tác lúa vụ 2, vụ 3 theo giản đồ cải tiến, nâng cao năng suất như vụ Đông Xuân
Giai đoạn ủ giống trước sạ
Để giảm chi phí về nguồn giống bằng cách hạn chế chết cây con, hạn chế bệnh hại về sau, bà con cần phải xử lý hạt lúa giống trước khi sạ nhằm loại bỏ các mầm bệnh trên hạt giống bằng cách dùng Oliga Max Gold ủ giống.
Liều dùng: 50ml Oliga Max Gold/ 40kg lúa giống
Giai đoạn mạ (7 ngày sau sạ)
Mạ là giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, một mùa mạ tốt, khỏe mạnh có thể quyết định đến chất lượng cây lúa về sau. Muốn mạ phát triển khoẻ mạnh, lá dày khỏe, phòng trừ, hạn chế được bù lạch tấn công thì mạ phải có bộ rễ phát triển khoẻ mạnh.
Giai đoạn này, bà con cần dùng Vermi Max để giúp rễ mạ phát triển khoẻ mạnh, hạn chế tuyến trùng, đặc biệt giúp cây mạ không bị sốc, không bị stress và kết hợp với các loại thuốc ngừa bù lạch mà bà con thường dùng để phòng trừ, hạn chế bù lạch, côn trùng tấn công.
Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao
Liều dùng: 2ml Vermi Max/ 1 lít nước
Ngoài ra, ở giai đoạn mạ, để tiết kiệm phân bón, bà con cần tạo điều kiện để cây mạ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng bằng cách dùng kết hợp Ligno Max và phân NPK giúp rễ phát triển khoẻ mạnh, phá cấu trúc đất nén dẽ của đất, làm đất tơi xốp và chống ngộ độc phèn cho cây
Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH
Liều dùng: Trộn phân 1kg Ligno Max ứng với 5000m2 (giảm 30% lượng phân bón bình thường)
Giai đoạn đẻ nhánh (20-25 ngày sau sạ)
Giai đoạn đẻ nhánh cũng được xem là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa, quyết định đến sản lượng, năng suất và chất lượng lúa về sau.
Ở thời kỳ này, cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh giúp cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Có thể nói giai đoạn đẻ nhánh là thời kỳ quyết định toàn bộ tỉ lệ bông trên lúa, số bông lúa trên nhánh hữu hiệu và năng suất mùa vụ.
Chính vì vậy, giai đoạn đẻ nhánh bà con nông dân cần chú trọng việc làm cây lúa nở bụi – dày lá nhằm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp, chống đổ ngã và trị bệnh đạo ôn, hạn chế sâu, hạn chế nấm bệnh
Giai đoạn này, bà con sử dụng những sản phẩm theo quy trình nâng cao năng suất lúa của Tanixa như
Giải pháp làm bông thay thế paclobutrazol số 1. Không suy cây, ra bông khoẻ. Tiết kiệm 30-50% chi phí phân thuốc.
- Silka Max (Có áo giáp Silic bảo vệ lúa, hạn chế tối đa sâu, nấm bệnh)
- Thuốc ngừa nấm bệnh
Liều dùng:
- 2ml Chadot Max/ 1 lít nước
- 2ml Silka Max/ 1 lít nước
Giai đoạn đẻ nhánh càng cần nhiều dinh dưỡng vì cây lúa đang trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mạnh. Để tiết kiệm phân bón, bà con cần tạo điều kiện cho cây lúa có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng bằng cách dùng kết hợp Ligno Max và phân NPK giúp rễ phát triển khoẻ mạnh, phá cấu trúc đất nén dẽ của đất, làm đất tơi xốp và chống ngộ độc phèn cho cây
Liều dùng: Trộn phân 1kg Ligno Max ứng với 5000m2 (giảm 30% lượng phân bón bình thường)
Giai đoạn làm đòng (40-45 ngày sau sạ)
Giai đoạn làm đòng còn được biết đến là giai đoạn phân hoá mầm hoa và hình thành cơ quan sinh sản của lúa, cũng chính là quá trình cây lúa phân gié, hình thành nhị và nhuỵ.
Giai đoạn này, bà con cần tạo điều kiện cho cây lúa phân hoá mầm hoa đạt mức tối ưu nhất để tạo tiền đề tốt cho giai đoạn lúa trổ bông, tỉ lệ bông trên một nhánh đạt cao nhất. Ngoài ra, giai đoạn này bà con nông dân cũng cần chú trọng giúp cứng cây, đứng lá, phòng ngừa, hạn chế sâu bệnh và trị bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá trên lúa để ruộng lúa khoẻ mạnh, đạt năng suất tốt nhất.
Giai đoạn này, bà con sử dụng những sản phẩm theo quy trình nâng cao năng suất lúa của Tanixa như:
Giải pháp làm bông thay thế paclobutrazol số 1. Không suy cây, ra bông khoẻ. Tiết kiệm 30-50% chi phí phân thuốc.
- Thuốc ngừa nấm bệnh, khuẩn
Liều dùng:
- 2ml Chadot Max/ 1 lít nước
- 2ml Silka Max/ 1 lít nước
Giai đoạn trổ xẹt (60 ngày sau sạ)
Là giai đoạn không kém phần quan trọng trong quá trình làm bông, chính vì thế bà con nông dân cần thúc bông ra đồng loạt bằng cách sử dụng sản phẩm Flower Max, đồng thời tiếp tục sử dụng Silka Max để lá lúa dày hơn, cứng cây, đứng lá, hạn chế sâu bệnh, nấm bệnh tấn công.
Giai đoạn này, bà con sử dụng những sản phẩm theo quy trình nâng cao năng suất lúa của Tanixa như:
Rộ hoa đồng loạt - Chống nghẹt bông. Chống rụng bông trắng & đánh thức mầm bông khi gặp mưa
- Thuốc ngừa nấm bệnh, khuẩn, rầy
Liều dùng:
- 2 gram Flower Max/ 1 lít nước
- 2ml Silka Max/ 1 lít nước
Giai đoạn trổ đều (70-75 NSS)
Là giai đoạn lúa đã hình thành dạng hạt, đây cũng là giai đoạn trọng lượng hạt lúa đạt tỉ lệ cao nhất và nhanh trong quá trình trổ bông, chính vì vậy, để đảm bảo hạt lúa to, chắc hạt, không no nước và không gãy hạt, xanh lá đòng bà con cần sử dụng sản phẩm Tobu Max của Tanixa theo quy trình cải tiến nâng cao năng suất lúa, kết hợp với các loại thuốc ngừa nấm bệnh, khuẩn, rầy, côn trùng mà bà con thường dùng.
- Tobu Max
- Thuốc ngừa nấm bệnh, khuẩn, rầy
To trái - củ to - vào hạt - chắc hạt - ngọt trái - đẹp ruột - vỏ đẹp - tối đa năng suất
Liều dùng:
- 1 gram Tobu Max/ 1 lít nước
Giai đoạn cong trái me – chín (80-85 ngày sau sạ)
Tương tự giai đoạn trổ đều, lúa từ 80-85 ngày sau sạ cũng đang trong quá trình hình thành hạt lúa, chính vì vậy bà vấn tiếp tục sử dụng sản phẩm Tobu Max để giúp hạt lúa đạt trọng lượng cao nhất, to hạt, chắc hạt, không no nước và không gãy hạt.
- Tobu Max
- Thuốc ngừa nấm bệnh, khuẩn, rầy
To trái - củ to - vào hạt - chắc hạt - ngọt trái - đẹp ruột - vỏ đẹp - tối đa năng suất
Liều dùng:
- 1 gram Tobu Max/ 1 lít nước