Chuối tây là một loại cây cây nhiệt đới nên ưa sống ở khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, giàu chất dinh dưỡng và hiện đang là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. Vì thế chuối tây hiện đang được trồng ở nhiều vùng. Vậy kỹ thuật trồng chuối tây như thế nào để giúp chuối tăng năng suất và chất lượng quả thì sau đây kính mời quý bà con cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết sau.
Điều kiện để chuối Tây sinh trưởng và phát triển
Để chuối Tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt cho trái sai và ngon thì bà con cần phải chuẩn bị:
Đất trồng: chuối tây rất dễ trồng và phù hợp với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên để cây chuối tây sinh trưởng và cho năng suất cao thì bà con nên lựa chọn đất trồng là đất thịt nhẹ, đất phù sa màu mỡ, đất ven sông, đất pha cát và có pH từ 4,5 – 8, nhưng tốt nhất bà con nên duy trì từ 6 – 7,5. Chuối tây không thích hợp trồng trong môi trường đất quá chua hoặc quá kiềm vì cây sẽ không phát triển tốt, cho năng suất thấp trái nhỏ và không thơm, ngọt.
Khí hậu: Chuối tây sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong nhiệt độ từ 25 -30 độ C. Trong điều kiện khí hậu lạnh, chuối sẽ nhỏ và méo mó, cây sẽ phát triển chậm. Mặc dù cây chuối tây có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 40 độ C nhưng nếu hạn hán kéo dài thì chuối sẽ không chín vàng, vỏ dày, ruột nhão và ăn hơi chua.
Ánh sáng: Chuối tây phát triển mạnh mẽ trong điều kiện ánh sáng tương đối rộng. Vì thế bà con nên lựa chọn trồng chuối tây ở những nơi thoáng có đầy đủ ánh sáng.
Nguồn nước: ở các bộ phận rễ, thân và quả chuối đều chứa hàm lượng nước rất cao. Để có thể giúp cây phát triển tốt bà con cần phải duy trì lượng nước tối đa từ 15 -20 lít/ngày/cây và nếu trồng chuối trong những tháng mưa thì bà con có thể giảm đi lượng nước tưới tiêu nhờ vào lượng mưa mang lại.
Cách chọn giống chuối tây
Hiện nay chuối tây được nhân giống và trồng rất nhiều giống chuối khác nhau trong đo 2 giống chuối tây được trồng nhiều nhất là giống chuối tiêu Việt Nam và chuối tiêu Thái Lan vì chúng đều mang lại năng suất cao nên bà con có thể cân nhắc để lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Chuối tây thường được nhân giống hoặc nuôi cấy mô. Để lựa chọn được cây giống khoẻ mạnh, bà con nên lựa chọn địa điểm uy tín, cây khoẻ mạnh và chiều cao từ 1m, cây đã có khảng từ 3 -6 lá, lá thẳng không bị xoăn lá, bệnh.
Cách trồng chuối tây đúng kỹ thuật
Bà con có thể trồng chuối tây quanh năm nhưng để cây cho năng suất cao nhất thì thời điểm thích hợp để chuối tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là vào mùa xuân và vụ hè thu. Từ tháng 2 đến tháng 9.
Trước đó đất trồng phải được dọn dẹp sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh. Đối với đất trồng nghèo nàn ít dinh dưỡng, bà con nên chủ động đào hố bón 0,5kg Ben sol V/ cây và kích thước hố trồng là: 40x40x40 (cm).
Khoảng cách trồng chuối tây thích hợp là 3x3m (tương đương 1.100 cây/ha) hoặc 3×2,5m (tương đương 1.300 cây/ha). Bà con không nên trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây không có đủ ánh sáng, rậm và khó quang hợp, phát triển tốt.
Cách trồng: Khi đã chuẩn bị cây con và đất trồng, bà con tiến hành đặt chuối con thẳng đứng vào giữa hố, nếu đất cằn cỗi thì bà con tiến hành đào sâu hơn một chút sau đó lấp đất lại, giậm chặt phần đất xung quanh tránh làm đổ cây, bị đứt rễ non, đồng thời giúp cho cây được tiếp xúc với đất để nhanh bén rễ. Sau khi trồng xong thì tiến hành tưới nước ướt đẫm phần gốc.
Bón phân: Cây chuối tây đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao nên bà con có thể bón phân thường xuyên cho cây bằng cách bón 0,5 kg Ben sol V/ cây. Đặc biệt, chuối tây đòi hỏi lượng kali lớn để kích thích phát triển, ra trái. Vì thế bà con có thể dùng Tanixa Kama giúp cây tập trung ra đọt nhanh và mau ra bông, ra trái.
Tưới nước: Chuối thuộc họ rễ chùm vì thế rễ chuối tây không ăn sâu nhưng yêu cầu một lượng nước cao vào mùa khô vì nếu ngập úng lâu ngày cây chuối có thể sẽ bị thối rễ.
Chuối tây có thể sản sinh ra nhiều mầm chuối con nhưng bà con cần lưu ý sau 3 tháng bà con nên nên giữ lại khoảng 2 chồi để cây cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây và cho quả. Các chồi chuối tây bà con có thể đem trồng đi ở những chỗ khác bằng cách sắn vào phần củ giữa cây mẹ và con để tách lấy cây con. Sau khi lấy cây con thì nên để trong bóng râm vài ngày cho vết thương lành lại rồi mới tiến hành trồng.
Lưu ý: nếu tỉa cây con để đem đi trồng thì bà con cần chú ý sắn nhẹ nhàng tránh làm tổn hại đến cây mẹ.
Buồng chuối: Một buồng chuối tây có thể có nhiều nải chuối nhưng để buồng đẹp, trái to thì một buồng tốt nhất nên có từ 10-13 nải. Bà con cần bẻ bắp chuối khi buồng đã đạt đủ số lượng nải chuối mong muốn và nên tiến hành vào thời điểm râm mát tránh mưa gió dễ làm buồng chảy nhựa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng buồng chuối.
Một số bệnh thường gặp trên cây chuối và cách phòng trừ
Bệnh chuối rụt
Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng tập trung chủ yếu và gây hại mạnh nhất là vào thời điểm thời độ ẩm cao. Khi mắc bệnh chuối rụt thì cây chuối sẽ có biểu hiện phần đọt sẽ bị chùn lại làm cây chậm phát triển và không thể trổ hoa, ra trái.
Để phòng trừ bệnh chuối rụt, bà con cần quản lý và vệ sinh dọn dẹp vườn thường xuyên để thu gom lá già và tiêu huỷ đi các lá, cây bị bệnh. Bà con cũng nên hạn chế không đậy gốc cây bằng cỏ dại vào mùa mưa vì rất dễ khiến cây bị ẩm, không thoáng khí và dễ sinh nấm bệnh.
Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá là một loại bệnh do nấm gây ra và chúng thường có màu nâu vàng, hình thoi xuất hiện theo từng đốm nhỏ sau đó chúng sẽ phát triển và lây lan các bào tử nấm dần khắp lá khiến các chất diệp lục trên lá bị phân huỷ dần khiến cây không thể quang hợp. Bệnh thường lây lan nhanh vào mùa hè và rất khó phát hiện vì thế bà con cần thường xuyên dọn dẹp vườn và cắt tỉa lá bệnh đem tiêu huỷ.
Bệnh héo rũ
Bệnh héo rũ trên chuối tây là tình trạng thường gặp ở tất cả các giống chuối. Cây bị bệnh lá sẽ bị vàng dần sau đó lây lan dần từ bìa vào trong gân lá khiến lá bị gãy cuống. Bẹ chuối bên ngoài bị nứt dọc thân, phần thân bị chết bên trong nhưng cây không bị ngã.
Cách trị: Bà con nên đốn bỏ cây bị bệnh nặng. Nếu bệnh đã lây lan ra cả vườn thì vườn đó nên ngừng canh tác, tiến hành khử trùng đất, phơi sau đó mới trồng lại được.
Để phòng trừ bệnh héo rũ bà con có thể sử dụng phân bón Ben sol để bón hố trồng cây trước khi tiến hành trồng để giúp nâng độ pH hạn chế tình trạng cháy lá nứt thân, chạy dây, héo rủ.
Vừa rồi là một số thông tin về kỹ thuật trồng chuối một số bệnh thường gặp trên chuối mong rằng sau bài viết này bà con có thể có thêm thông tin hữu ích về kỹ thuật trồng chuối tây cũng như phòng trừ và ngừa bệnh trên cây chuối để giúp nâng cao năng suất.