BỆNH KHẢM – XOẮN ĐỌT – GÙ ĐẦU TRÊN CÂY RAU MÀU (CÀ CHUA, ỚT, DƯA LEO,…)

Khảm hay còn gọi là “xoắn đọt”, “xoắn lá” hoặc “gù đầu” là căn bệnh phổ biến thường gặp trên các loại cây rau màu như cà chua, ớt, dưa leo, dưa hấu, chanh dây,… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cũng như chất lượng năng suất, nông sản.

Vậy bệnh “khảm” là gì? Nguyên nhân vì sao cây trồng lại bị xoắn đọt như thế? Mời bà con cùng Tanixa tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh khảm là gì?

Khảm là loại dịch hại nguy hiểm thường gặp trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây rau màu. Đây được xem là loại bệnh “nan y” trên hầu hết các loại cây rau màu.

Bệnh khảm trên cây cà chua
Bệnh khảm, xoắn lá trên cây cà chua

Bệnh khảm do vi rút gây ra, làm cho cây trồng có hiện tượng xoắn đọt, xoắn lá, gù đầu, trên lá xuất hiện các đốm vàng, trắng, xanh nhạt hoặc xanh đậm khác nhau từ đó khiến cây kém phát triển, còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

Bệnh khảm trên cây trồng còn được gây ra bởi tác nhân truyền bệnh là các loại côn trùng chích hút như rầy, rệp, bọ trĩ, …

Các loại vi rút gây bệnh khảm

Vi rút gây bệnh khảm trên cây trồng có nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là một số loại sau:

– Vi rút khảm đậu thường (BCMV) và vi rút khảm đậu vàng (BYMV) là những loại vi rút khảm chính ảnh hưởng đến tất cả các loại đậu. Chúng thường được lan truyền bởi rệp; nhưng BCMV cũng lây qua hạt giống, vì vậy không lưu hạt giống từ cây bị nhiễm bệnh.

– Vi rút khảm dưa chuột (CMV) là một trong những loại vi rút khảm phổ biến nhất và có xu hướng lây lan bởi rệp. Loại vi rút này cũng gây bệnh khảm đối với nhiều loại cây vườn khác như: các loại cây họ bầu bí (dưa, bí); cà chua, ớt, cà tím, khoai tây và lá rau xanh (xà lách, rau muống).

– Vi rút khảm thuốc lá (TMV) lây lan qua hạt giống và tiếp xúc trực tiếp; cách tốt nhất để tránh nó là trồng các giống kháng thuốc.

– Và một số vi rút khảm khác như: vi rút khảm trên khoai tây (PVY), vi rút khảm trên cây ớt (PMMV), ….

Bệnh khảm trên cây ớt
Bệnh khảm trên cây ớt

Biểu hiện bệnh khảm trên cây trồng

Tuỳ thuộc vào từng loại cây khác nhau cũng như sự phát triển và độ tuổi mà mỗi cây sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung, bệnh khảm trên cây trồng thường phổ biến qua các biểu hiện như:

– Lá cây có đốm vàng, trắng, xanh nhạt hoặc xanh đậm khác nhau. Từ đó làm cho lá có dạng phồng rộp, xoắn.

– Cây còi cọc, kém phát triển, đọt bị sượng.

– Một số dị tật khác của lá như quăn hoặc gợn sóng, biến dạng.

– Một số cây sẽ trở nên giòn, dễ gãy, lóng ngắn. 

– Hoa bị vàng, nhỏ, và rụng.

– Cây đậu trái ít, trái nhỏ và bị dị dạng, vặn vẹo và có vị đắng

Khám trên chanh dây
Khám trên chanh dây

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khảm trên cây trồng

– Bệnh khảm có thể phát triển quanh năm, thường phát triển bệnh nặng nhất vào mùa nắng nóng và bệnh nhẹ trong mùa mưa. 

– Bệnh khảm được truyền từ cây bệnh sang cây khoẻ bởi nhóm côn trùng chích hút. Khi điều kiện thời tiết khô nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút phát triển, gây hại lên cây trồng.

– Ngoài ra bệnh khảm còn được truyền qua cơ giới như các dụng cụ lao động, qua hạt giống.

– Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây trồng bị bệnh khảm, xoăn lá, gù đầu càng nhiều.

– Bệnh biểu hiện ở mọi giai đoạn của cây trồng

Bệnh khảm trên lá khoai mì
Bệnh khảm trên lá khoai mì

Giải pháp kiểm soát dài hạn (Kiểm soát môi giới truyền vi rút)

– Cải tạo đất (bón hữu cơ, cấp vi sinh)

– Tăng pH đất ổn định, khoá chặt pH đất trong vòng 45 ngày (pH giữ ổn định trong 6,0 – 7,0)

– Vôi nâng pH tức thời, để pH ổn định, đất phải có hệ đệm là mùn hữu cơ, vi sinh vật có ích hoạt động mạnh.

– Không dùng các phân bón lá có chất kích thích nhân tạo (GA3, NAA, Atonik), phân bón lá chứa nhiều đạm (thay thế bằng Ligno Max, Vermi Max, Amino Max)

– Dùng các sản phẩm có Oligo Chitosan kích kháng, tăng kháng thể, tạo miễn dịch với chích hút (Oliga Max Gold, Vermi Max, Ligno Max).

– Hạn chế sử dụng phân đạm hoá học, phân gia súc gia cầm chăn nuôi nông nghiệp (Nitơ đồng vị 14). Ưu tiên sử dụng nguồn phân cá, trùn,… (Nitơ đồng vị 15). Vi sinh vật gây hại, côn trùng gây hại, côn trùng gây hại thích tấn công vào cây nhân tạo.

Bệnh khảm trên dưa hấu
Bệnh khảm trên dưa hấu

Giải pháp Công nghệ sinh học nano

Viruka Max: Tấn công vi rút bên ngoài tế bào., ngăn ngừa vi rút phân chia, cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi, tăng kháng thể cho cây chống chọi vi rút.

Hướng dẫn sử dụng:

Phun phòng: 

  • Thời điểm phun: phun từ đầu vụ, khi cây chưa có biểu hiện bệnh
  • Liều lượng: 1 ml Viruka Max/ 1 lít nước + thuốc rầy phun lá định kỳ 

Phun đặc trị: Khi thấy lá bắt đầu xoăn đọt, gù đầu

Lưu ý:

Lặp lại 2 lần, cách nhau 5 ngày nhằm đảm bảo:

  • Lá mới ra không bị bệnh
  • Lá cũ phục hồi lại từ từ
  • Trái không bị cong
  • Đảm bảo năng suất 100%
Liên hệ giá - 038 859 5788

Giải pháp cho bệnh khảm, đầu lân, gù đầu & Virus hại cây trồng.

Liên hệ giá - 038 859 5788

Dịch trùn quế lên men vi sinh TANIXA - Nano vi lượng - Nano Chitosan - Tổ hợp vi sinh hơn 80 chủng - USA chuyển giao

Liên hệ giá - 038 859 5788

Bung rễ cực mạnh, nở gốc. Cung cấp canxi dễ tiêu. Dày lá, phá vỡ đất nén dẽ - Hạ phèn, nâng pH, ổn định pH

Cập nhật lúc 14:18 - 13/06/2023
4.5/5 - (2 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề