Đạm cá hữu cơ: Cách sử dụng hiệu quả

Nhắc đến đạm cá hữu cơ chắc hẳn nhiều bà con nông dân không còn quá xa lạ với loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là cá tươi, chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như protein, vitamin, đạm và các khoáng chất khác. Đạm cá hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo nguồn đất và giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt và giúp kích thích cây ra hoa, đậu trái mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết hôm nay kính mời quý bà con cùng Tanixa tìm hiểu chi tiết về loại phân bón đạm cá hữu cơ nhé.

Quy trình sản xuất đạm cá hữu cơ

Đạm cá hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi sau đó chúng sẽ được ủ lên men bằng các chế phẩm vi sinh để tạo thành phân bón. Đạm cá hữu cơ có thể được chế biến theo dạng lỏng hoặc viên và chứa nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân và Kali cần thiết cho cây trồng.

Đạm cá hữu cơ là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vô cùng an toàn và giúp cân bằng độ pH trong đất giúp cải tạo đất, kích thích các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, tăng sức đề kháng cho cây trồng và giúp cây phát triển khoẻ mạnh, mau ra hoa đậu trái và dễ dàng chóng lại thời tiết khắc nghiệt, bệnh hại.

Đạm cá hữu cơ là loại phân hữu cơ hiệu quả và an toàn cho cây trồng và có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng và cây ăn trái. Bà con có thể dùng làm phân bón lá hoặc phân bón gốc cho cây tuỳ vào giai đoạn sinh trưởng mà bón phân với liều dùng thích hợp. Tuy nhiên bà con cũng cần chú ý đến các điều kiện bảo quản như để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nên đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng khi sử dụng để giúp cây phát triển tốt nhất.

Thành phần dinh dưỡng có trong đạm cá hữu cơ

Đạm cá hữu cơ thành phần chính là cá trong đó đạm cá chiếm đến 4% tổng khối lượng, Lân chiếm 15 trong đạm cá và Kali chiếm 1%. Trong đó nguyên tố đạm cá tồn tại chủ yếu ở dạng axit amin và có đến 17 loại axit amin cần thiết cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.

Lân là thành phần không thể thiếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cây ra hoa và đậu trái, giúp tăng khả năng chống sâu bệnh và chịu hạn cho cây trồng.

Kali là nguyên tố giúp cho quá trình chuyển hoá và hô hấp của cây trồng, giúp cây tăng khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, nâng cao năng suất cây trồng.

Bên cạnh 3 thành phần chính trên thì đạm cá hữu cơ còn chứa các khoáng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình phát triển của cây trồng như các khoáng chất Vitamin Ca, Mg, Na, S, Cl, B, Fe, Mn, Zn, Cu, vitamin A, D, B và C giúp cây phát triển tươi tốt và khả năng phục hồi cao.

Tác dụng của của đạm cá hữu cơ đối với cây trồng

Đạm cá hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng theo tỷ lệ 4:1:1 tương ứng với tỷ lệ NPK và chứa nhiều axit amin và các khoáng chất, vitamin nên giúp cây trồng phát triển nhanh chóng và phát triển rễ, lá chồi.

Với phân đạm cá hữu cơ quá trình ra hoa và trái sẽ diễn ra nhanh hơn bởi vì các axit amin có trong phân bón sẽ giúp thúc đẩy quá trình thụ phấn kéo dài thời gian của hạt phân làm tăng khả năng đậu trái của cây, giúp cây hấp thụ tốt các loại phân bón khác. Chính vì thế phân đạm cá hữu cơ thường được sử dụng nhiều đặc biệt là với các cây tự thụ phấn.

Đạm cá hữu cơ không chỉ giúp bà con nông dân tiết kiệm kinh phí và giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và không gây ngộ độc cho cây hay tồn dư trong rau, trái, không gây ô nhiễm cho nguồn nước. Bên cạnh đó, khi sử dụng đạm cá hữu cơ bà con không cần phải giãn thời gian cách ly để thu hoạch.

Cách sử dụng và bảo quản đạm cá hữu cơ

Đạm cá hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng tuy nhiên nếu sử dụng quá liều cũng có thể dẫn đến cháy rễ, lá, cây không phát triển cân đối. Bà con nên tiến hành pha loãng đạm cá hữu cơ với nước sách theo tỉ lệ thích hợp để cây dễ dàng hấp thu và phát triển tốt nhất.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng đạm cá hữu cơ, bà con cần tránh kết hợp cùng với các loại phân bón hoá học hoặc thuốc bảo vệ thực vật vì khi kết hợp cùng nhau có thể gây ra các phản ứng hoặc giảm hiệu quả dinh dưỡng và gây ngộ độc cho cây trồng. Nếu muốn bón phân khác, bà con có thể đợi sau 7 ngày để bón cho cây trồng. Bà con nên bón phân vào buổi sáng hoạch chiều mát tránh bón vào những ngày mưa để tránh tình trạng bị rửa trôi.

Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp đạm cá vẫn giữ được chất dinh dưỡng mà còn không gây mùi hôi khó chịu. Nên để đạm cá hữu cơ ở nơi cao ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp và trong bao bì kín để tránh đạm cá bị bay hơi.

Vậy đám cá hữu cơ là gì và cách sử dụng và bảo quản như thế nào thì Tanixa tin rằng bà con cũng đã có thêm cho mình những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình canh tác thêm thuận lợi.

Cập nhật lúc 9:13 - 20/12/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề