Đạm hữu cơ là gì

Để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và tăng năng suất thì việc lựa chọn phân bón cho cây đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón khác nhau và tuỳ thuộc vào tình trạng của cây cũng như những công dụng khác nhau của phân bón mà người ta sử dụng phân bón sao cho hợp lý. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại phân đạm hữu cơ là gì cũng như những công dụng của loại phân này đối với cây trồng ra sao nhé.

Đạm hữu cơ là gì?

Đạm hữu cơ là loại đạm được sản xuất từ 100% nguyên liệu từ tự nhiên như động – thực vật hoặc tôm, cua, cá. Phân đạm hữu cơ là loại đạm được sản xuất 100% từ nguồn hữu trong tự nhiên như tôm, cua, cá hay những nguồn hữu cơ từ động – thực vật.

Tác dụng của đạm hữu cơ

Trong quá trình canh tác, bà con sử dụng đạm hữu cơ có thể giúp giảm lượng phân bón cho cây trồng lên đến 50%, các vi sinh vật có trong phân sẽ giúp cho quá trình phân sẽ giúp tham gia quá trình phân giải hợp chất N-P-K qua đó giúp cho cây trồng có thể dễ dàng hấp thu mà không bị phá vỡ cấu trúc rễ và lá giúp cây trở nên cứng cáp và kéo dài tuổi thọ cũng như thời vụ thu hoạch. Đạm hữu cơ còn được cây hấp thụ từ từ mà không tồn động Nitrat.

C:UsersAdminAppDataLocalMicrosoftWindowsINetCacheContent.Wordcach-su-dung-dam-huu-co.png

Ngoài ra trong đạm hữu cơ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho quá trình trao đổi chất cũng như cố định đạm cho cây trồng. Theo thống kê về sự phát triển chiều cao của cây thì khi cây được cung cấp đầy đủ Nitơ sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao và tránh hiện tượng rụng trong thời kỳ nuôi bông, nuôi trái.

Phương pháp bón phân đạm hữu cơ tốt cho cây trồng

Để giúp cây trồng phát triển và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp cây trồng đạt năng suất cao thì việc bón phân đạm hữu cơ cũng phải đòi hỏi cách bón sao cho hợp lý. Để cho cây trồng phát triển hợp lý thì bà con cần pha theo tỉ lệ như sau:

Lúa, ngô, khoai, sắn : 20kg/1000 m2

Cây hồ tiêu tỉ lệ: 100g – 300g/trụ

Cây ăn quả và cây công nghiệp: 200 đến 500g/gốc

Rau màu: 6kg/100m2.

Gần như có đến 90% lượng đạm trong đất tồn tại ở dạng hữu cơ và tồn tại dưới dạng NH4+, chúng có thể là những tinh thể tồn tại dưới các hạt nhỏ của khoáng, sét.

Các nguồn đạm hữu cơ thay thế cho đạm vô cơ

Để giúp cho bà con nông dân nhà vườn tiết kiệm chi phí đồng thời tạo ra nông sản có chất lượng cao và góp phần bảo vệ môi trường thì những nguồn đạm có trong tự nhiên Những nguồn đạm tự nhiên dưới đây sẽ giúp nhà vườn thay thế được hoàn toàn đạm tổng hợp. Những nguồn đạm này luôn sẵn có, dễ sản xuất tại nhà. Giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp bảo vệ đất, tạo ra nông sản chất lượng cao.

Đạm cá

C:UsersAdminAppDataLocalMicrosoftWindowsINetCacheContent.Wordphan-dam-ca.jpg

Phân đạm cá hữu cơ là một trong những loại đạm hữu cơ giàu dinh dưỡng được thuỷ phân từ cá có hàm lượng N cao và chứa nhiều khoáng chất, dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phân đạm cá tồn tại dưới dạng Amino axit giúp cây dễ dàng hấp thụ nhanh, phát triển tốt và giúp cải tạo nguồn đất.

Đạm đậu tương

Đậm đậu tương được sản xuất từ tương nguyên hạt hoặc bột đậu tương, bánh dầu, bã đậu. Đậu tương là nguồn phân hữu cơ cung cấp lượng đạm dồi dào với đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây.

Đạm ốc

Bên cạnh các loại đạm trên thì đạm ốc là một trong những nguồn đạm hữu cơ rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bà con có thể tận dụng ốc bươu vàng có trong ao nhà hoặc ngoài ruộng để làm đạm ốc. Đạm ốc giúp tiết kiệm chi phí và tốt cho môi trường sinh thái.

Các loại cây cố định đạm

Một trong những loại cây được biết đến với khả năng cố định Nitơ trong không khí thông qua việc cộng sinh với các nốt rễ Rhizobium – một loại vi khuẩn sống trong đất để tạo ra đạm sinh học cho cây.

Chúng ta có thể bắt gặp một số loại cây họ đạm cố định đạm thường thấy như: đậu đen, xanh, đậu nành, lạc dại, muồng vàng, đậu săng,…

Phân vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh cố định đạm là những vi sinh vật có khả năng chuyển đổi khí nitơ từ không khí thành dạng đạm trong đất giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Phân vi sinh cố định đạm thường được sử dụng để bổ sung nguồn đạm trong đất, đặc biệt là đối với nông nghiệp hữu cơ vì không sử dụng phân bón hoá học. Bên cạnh đó việc sử dụng phân vi sinh cố định đạm còn giúp tăng cường sự sinh trưởng và phát triển giúp cải thiện nguồn đất nghèo nàn tăng độ phì nhiều, tơi xốp cho đất từ đó giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn và dễ dàng tăng năng suất mùa vụ.

Vừa rồi là một số thông tin về đạm hữu cơ mà Tanixa gửi đến quý bà con nông dân. Mong rằng qua bài viết này bà con sẽ có thêm nhiều kiến thức để ứng dụng vào quy trình canh tác giúp tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Cập nhật lúc 10:28 - 21/12/2023
5/5 - (1 bình chọn
Bài Viết Cùng Chủ Đề